Các chuyên gia nói rằng, vòng bụng càng to thì vòng đời càng ngắn, điều này đã được thực tế chứng minh. Bạn hãy xem nguyên nhân để phòng ngừa từ khi còn trẻ.
Mọi người đều biết rằng béo phì là vấn đề có thể gây hại cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ những ảnh hưởng tiêu cực và nguy cơ xấu của chỉ số mỡ bụng quá mức và vì thế mà hầu hết đã bị nhiều người bỏ qua.
Việc tích tụ mỡ trong nội tạng vùng ổ bụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, dẫn đến các triệu chứng viêm ở vùng bụng, bệnh gan và các vấn đề sức khỏe khác, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư.
Vậy những nguy hiểm của mỡ bụng quá nhiều đối với sức khỏe là gì?
1. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Mỡ bụng quá mức làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường. Nếu cơ thể lưu trữ chất béo chủ yếu ở bụng, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 lớn hơn nguy cơ lưu trữ chất béo ở nơi khác.
Chất béo ở nội tạng nhiều đồng nghĩa là chất béo tích tụ nhiều hơn trong các cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm chuyển hóa glucose, dẫn đến kháng insulin và rối loạn chức năng tế bào, thúc đẩy cân bằng nội môi glucose bất thường, dẫn đến bệnh tiểu đường.
Giảm mỡ bụng có thể là cách tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, có nhiều bài tập thể dục liên quan để giảm mỡ bụng như aerobic, chạy bộ, khiêu vũ… đều có thể giảm mỡ bụng hiệu quả.
2. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Mỡ bụng tích tụ nhiều quá mức dẫn đến nồng độ triglyceride cao và nồng độ lipoprotein mật độ cao thấp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cũng như các bệnh liên quan đến tim mạch khác, và đồng thời cũng làm cho các triệu chứng của bệnh tim ở những người có bệnh trở nên tồi tệ hơn.
3. Tăng nguy cơ tăng huyết áp
Những người có lượng mỡ cao trong khoang bụng và các cơ quan vùng bụng có nhiều khả năng bị huyết áp cao, và huyết áp cao có thể gây ra một loạt các biến chứng, rủi ro nguy hiểm khác.
4. Tăng nguy cơ ung thư
Mỡ bụng quá dư thừa làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư vú và ung thư tử cung.
Sự tích tụ chất béo nội tạng giữa các cơ quan có liên quan trực tiếp đến các loại ung thư khác nhau, bởi vì một loại protein nhất định được giải phóng trong chất béo của con người có thể khiến các tế bào không ung thư trở thành tế bào ung thư.
So với chất béo dưới da, mỡ bụng có nhiều khả năng là thủ phạm, thậm chí còn giải phóng nhiều protein này và thúc đẩy sự phát triển của khối u.
5. Nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ
Mỡ bụng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ngưng thở khi ngủ, đặc biệt là đối với nam giới. Thực tế cho thấy, mỡ nội tạng của những bệnh nhân có triệu chứng ngưng thở khi ngủ bị tắc nghẽn cao hơn đáng kể so với bệnh nhân không bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
Cách để đốt cháy mỡ bụng là gì?
1. Tránh uống rượu
Uống rượu quá mức có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn. Một trong những tác động tiêu cực của rượu đối với cơ thể là tăng tích tụ mỡ bụng. Uống ít rượu có thể giúp giảm mỡ bụng. Nếu bạn không thể bỏ rượu hoàn toàn, bạn cần kiểm soát việc uống rượu của mình.
2. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên và đủ cường độ chính là một cách hiệu quả để giảm mỡ bụng. Ngoài tập thể dục, rèn luyện để tăng sức đề kháng cũng có thể giúp giảm mỡ bụng.
Trước khi bắt đầu tập luyện, đặc biệt là những môn tập cường độ cao, tốt nhất nên tham khảo một người có kinh nghiệm hướng dẫn tập thể dục thể thao và giúp bạn chọn được môn thể thao phù hợp.
3. Ngủ đủ giấc
Giáo sư dinh dưỡng tiết lộ công thức ăn thịt, cá, trứng theo cách điều độ, lành mạnh nhất
Giấc ngủ ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của sức khỏe con người, bao gồm cả mỡ bụng. Những người ngủ không đủ giấc thường có mỡ bụng dư thừa.
Ngưng thở khi ngủ cũng liên quan đến chất béo nội tạng quá mức. Do đó, hãy dành ra ít nhất 7 giờ ngủ chất lượng tốt mỗi đêm để kiểm soát sự phát triển chất béo.
Cho dù nguyên nhân gây ra mỡ bụng là gì, một điều chắc chắn, đó là nó không tốt cho sức khỏe.
Để loại bỏ mỡ bụng, ngoài việc tập thể dục, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Ăn chất béo chuyển hóa sẽ gây ra mỡ bụng quá mức và các triệu chứng viêm trong cơ thể, kháng insulin và nhiều bệnh khác.
Vì vậy, chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ lượng chất béo chuyển hóa thu nạp vào cơ thể trong các bữa ăn hàng ngày của bạn.