Một hòn đảo không phải xa nhất, nhưng thực sự hẻo lánh và tội nghiệp nếu so với vô vàn địa điểm khác trên thế giới. Nó nằm ở Nam Cực.
Đảo Bouvet vào năm 1898
Đảo Bouvet thuộc chủ quyền của Na Uy từ năm 1927 và được sử dụng chủ yếu cho mục đích khoa học, cụ thể là nghiên cứu sự di cư của cá voi.
Khu vực dân cư gần với Bouvet nhất là Tristan da Cunha – cũng được mệnh danh là hòn đảo có người sinh sống hẻo lánh nhất trên thế giới với dân số chỉ 271 người. Bouvet cách Tristan da Cunha khoảng 1.404 dặm (tương đương 2.259 km).
Điều kiện tự nhiên ở Bouvet cũng không hề dễ chịu chút nào. Cảnh quan quanh năm ảm đạm, lạnh giá và là nơi tập trung nhiều núi lửa. Một số loài động thực vật như rêu và chim cánh cụt vẫn tồn tại và sinh sống tại đây, nhưng với địa hình và điều kiện khắc nghiệt như vậy, đây không phải nơi thích hợp để con người xây dựng cuộc sống.
Để tới được đảo Bouvet, bạn phải vượt qua những tảng băng cao bao xung quanh hòn đảo. Cách nhanh và dễ dàng nhất là tới đây bằng máy bay trực thăng.
Có lẽ bởi địa hình hiểm trở và vị trí tách biệt của nó mà không mấy ai ghé thăm nơi đây ngoài mục đích nghiên cứu.
Cái tên Bouvet cũng gắn với một sự kiện vào năm 1979, khi vệ tinh Vela của Hoa Kỳ phát hiện thấy một ánh sáng xanh tươi nằm ở khoảng giữa đảo Bouvet và đảo Prince Edward.
Người ta cho rằng ánh sáng này được sinh ra do vụ thử bom hạt nhân của Nam Phi – Israel. Tuy nhiên giả thiết này bị các bên liên quan phủ nhận.
Theo Kenh14.vn