Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp, chính quyền TP.HCM khẳng định sẽ nỗ lực hết sức để khống chế nhanh chóng, hiệu quả.
Chiều 9/2, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì buổi họp của ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 của địa phương.
Người đứng đầu chính quyền TP.HCM nhận định: “Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM đang ở mức nguy cơ rất cao. Lãnh đạo các cấp và ngành y tế toàn địa bàn cần sẵn sàng kịch bản cho những tình huống khẩn cấp”.
Theo đó, bí thư, chủ tịch cấp quận, huyện không được phép vắng mặt thời gian này.
Quan trọng nhất, lãnh đạo các quận, huyện và TP.Thủ Đức phải nắm chặt tình hình dịch trên địa bàn, phối hợp với trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) và các đơn vị khác cần phối hợp để rà soát, điều tra dịch tễ đối với từng ca mắc Covid-19.
Bởi lẽ, diễn biến dịch bệnh tại Thành phố này đang rất “phức tạp”, “nguy cơ lây nhiễm rất cao”. Có những ca tiếp xúc F2, sau khi xét nghiệm lại trở thành F0.
Đối với những ca tiếp xúc gần với người nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 là nhân viên hãng hàng không Vietnam Airlines được HCDC công bố, ông Phong đề nghị tổ chức lấy mẫu, điều tra y tế toàn bộ người liên quan.
Khi có kết quả xét nghiệm, ngành y tế cần lên kế hoạch khoanh vùng, mở rộng lấy mẫu phù hợp.
Phát biểu tại buổi họp, Thứ trưởng bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá: “Có thể nhận định, BN1979 không phải ca bệnh đầu tiên của ổ dịch. Chưa thể khẳng định nguồn gốc đợt bùng phát này nhưng chúng ta đang tiếp tục làm rõ”. HCM đã yêu cầu viện Pasteur đẩy nhanh phân tích trình tự gen các ca bệnh để làm rõ chủng virus tại TP.HCM có liên quan đến chủng tại Vân Đồn, Chí Linh và các chủng đột biến tại Anh, Nam Phi, Brazil hay không.
Bộ phận chỉ huy tiền phương phòng, chống dịch Covid-19 tại TPNgoài ra, sân bay Tân Sơn Nhất cần tăng cường xét nghiệm rà soát, xét nghiệm người nhà của nhân viên điều phối, bốc xếp hàng hóa trong sân bay bằng phương pháp xét nghiệm kháng thể.
Bằng phương pháp này, lực lượng y tế có thể xác định được cả trường hợp mắc Covid-19 và đã khỏi, từ đó có thể mở rộng truy vết trong cộng đồng để tìm nguồn gốc ổ dịch.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc sở Y tế TP.HCM thông tin, ngành y tế đã chuẩn bị năng lực để ứng phó trong trường hợp địa bàn có 50-100 ca mắc Covid-19.
Theo đó, đã chuẩn bị 840 giường bệnh, 30 giường hồi sức cùng hàng chục máy thở chức năng cao, máy thở không xâm nhập, máy thở ECMO để sẵn sàng phục vụ người bệnh.
Đối với cơ sở cách ly tập trung, sau Tết Tân Sửu, địa phương thực hiện phương án mở lại khu cách ly tập trung tại đại học Quốc gia TP.HCM với quy mô 10.000 giường.
Ngoài ra, huyện Cần Giờ sẽ cho hoạt động lại 600 giường cùng với 1.000 giường của bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 tại TP.Thủ Đức.
Thời gian tới, ngành y tế phối hợp các đơn vị chức năng trong sân bay rà soát, củng cố lại các quy trình vận hành, hoạt động trong sân bay để tăng cường, bổ sung các biện pháp hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh; tái tập huấn và kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19 đối với nhân viên sân bay.
Tính đến 9/2, sân bay Tân Sơn Nhất có 7 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 cùng chung nhóm làm việc bốc dỡ, sắp xếp, giám sát hành lý, hàng hóa ở sân đỗ máy bay.
Ngoài 7 trường hợp này, HCDC ghi nhận 25 người nhiễm có liên quan nhân viên sân bay đã được bộ Y tế công bố với mã số BN2014-2038 vào chiều 8/2.