Chốt lại năm 2020, ngoài tỷ phú Phạm Nhật Vượng, vị trí top đầu các đại gia bất động sản Việt đều bị đảo lộn khá bất ngờ…
Nhìn lại năm 2020, các chuyên gia đều chung quan điểm, đại dịch COVID-19 đã thay đổi thị trường bất động sản theo cách ít ai ngờ tới và làm đảo ngược mọi kế hoạch của giới kinh doanh địa ốc suốt năm qua. Theo đó, COVID-19 đã tung cú “đánh úp” không hề báo trước, khiến cho thị trường trở nên khó đoán định và xuất hiện nhiều bất ngờ, thậm chí là nghịch lý trong năm qua.
Chính vì thế, điểm lại tài sản các đại gia bất động sản trong năm 2020 cũng có sự thay đổi bất ngờ. Nhiều cái tên “ông lớn” từng lọt top đầu giờ đây cũng đã bị đánh bật ra vòng ngoài, thay vào đó là những “ngôi sao” bứt phá ngoạn mục trong những tháng cuối năm 2020.
1. Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup
Tính tới 31/12/2020, giá trị tài sản tính trên lượng cổ phiếu sở hữu của ông Phạm Nhật Vượng đạt hơn 207,4 nghìn tỷ đồng, giữ chắc vị trí người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán.
Năm 2020 sau khi bất ngờ rút khỏi mảng thị trường bán lẻ và lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không, dừng dự án Vinpearl Air, ông Phạm Nhật Vượng tuyên bố: “Vingroup xác định bất động sản công nghiệp sẽ là mảng kinh doanh chính và quan trọng trong tương lai bởi lĩnh vực này mang lại dòng tiền thường xuyên”.
Theo đó, công ty phụ trách lĩnh vực này là Vinhomes sẽ phát triển bất động sản khu công nghiệp tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh và phát triển hạng mục văn phòng nằm trong các khu đô thị Vinhomes từ 3 – 5 năm tới. Tổng mức đầu tư dự kiến cho lĩnh vực BĐS Khu công nghiệp khoảng 10.000 tỉ đồng, giải ngân trong 1 – 2 năm tới.
Cũng trong những ngày cuối năm 2020, siêu dự án Dream City hơn 400ha tại huyện Văn Giang, Hưng Yên do Vinhomes làm chủ đầu tư cũng đã được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký phê duyệt.
2. Bùi thành Nhơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Novaland
Ông Bùi Thành Nhơn nắm giữ gần 22,02% vốn điều lệ NVL. Tính tới hết năm 2020, tổng tài sản của vị tỉ phú kín tiếng này đã lên đến hơn 14,3 nghìn tỷ đồng, tăng thêm gần 3 nghìn tỷ đồng so với cuôi 2019.
Được biết trong năm 2020, tổng tài sản của Tập đoàn Novaland tăng cao chủ yếu đến từ hoạt động M&A gia tăng quỹ đất của Tập đoàn và chi phí đầu tư phát triển tại các dự án như NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram, Aqua City, NovaHills Mũi Né, Grand Manhattan.
Novaland hiện là công ty bất động sản có quỹ đất lớn thứ 2 trên thị trường, lên tới gần 5.000 ha, chỉ đứng sau Vingroup.3.
3. Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển BĐS Phát Đạt
Năm 2020 top 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt cũng ghi nhận sự tăng hạng của ông Nguyễn Văn Đạt. Tới hết năm 2020, tổng tài sản của ông Đạt ở mức hơn 10.200 tỷ đồng tăng hơn 5 nghìn tỷ đồng so với cuối 2019.
Sau Sài Gòn, Phát Đạt chuyển hướng đầu tư bất động sản vào thị trường tại khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ. Doanh thu dự kiến cho các dự án đầu tư tại Nhơn Hội có thể đạt được trong giai đoạn phát triển từ 2019 đến 2021 lần lượt là: 1.380, 4.384 và 1.494 tỷ đồng.
4. Nguyễn Đức Thụy, Người sáng lập Công ty CP Thaiholdings
Trong tháng cuối của năm 2020, cổ phiếu THD của Thaiholdings đã gây sức chú ý đặc biệt trên sàn khi tăng hơn 300%. Kết quả tới 31/12, tổng giá trị tài sản ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) đang nắm giữ hơn 7.350 tỷ đồng.
Các tài sản của Thaigroup hiện có như 98% cổ phần CTCP Enclave Phú Quốc, gián tiếp sở hữu 80,45% cổ phần tại CTCP Tôn Đản Hà Nội – tòa nhà Thaiholdings, dự án đất nhà ở với diện tích 2,7ha tại trung tâm Ninh Bình được định giá đến thời điểm hiện tại gần 810 tỷ đồng và Cảng Ninh Phúc được định giá hơn 400 tỷ đồng.
Thaigroup cũng từng gây chú ý khi với thương vụ đình đám chi hơn 1.000 tỷ đồng để mua lại 52,43% cổ phần CTCP Du lịch Kim Liên, đơn vị sở hữu mảnh đất đắc địa có quy mô 3,5 ha tại số 5-7 Đào Duy Anh, Hà Nội.
5. Đỗ Quý Hải Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu Tư Hải Phát
Tính tới 31/12/2020, tài sản của ông Đỗ Quý Hải đạt khoảng 2.600 tỷ đồng, tăng 496 tỷ đồng so với đầu năm.Trước đó, ngày 28/12, HĐQT của Công ty CP Đầu tư Hải Phát đã thông qua chủ trương hợp tác cùng Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 – CTCP (Cienco 5) để thực hiện dự án.
Theo đó, HĐQT của HPX giao và ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT là ông Đỗ Quý Hải toàn quyền qu
yết định các vấn đề liên quan tới việc hợp tác đầu tư với Cienco 5.
Năm 2020, Hải Phát Invest đặt mục tiêu doanh thu từ 1.600 tỷ – 2.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất từ 350 – 400 tỷ đồng.
6. Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC
Năm 2020 ông chủ FLC liên tiếp tụt 30 bậc xếp hạng xuống vị trí 37 trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt. Kết thúc năm 2020, tổng giá trị tài sản của ông Quyết vào khoảng 2.352 tỷ đồng.
Sau giai đoạn bị ảnh hưởng nhiều do Covid-19 trong hai quý đầu năm, FLC đã có một quý III tương đối tích cực. Đóng góp vào con số này là sự phục hồi khả quan trên hầu hết các lĩnh vực cốt lõi như bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng và mảng hàng không.
Đối với lĩnh vực bất động sản, từ đầu tháng 6, FLC đã đồng loạt đẩy mạnh tiến độ thi công tại các công trường xây dựng trên cả nước, từ Hạ Long (Quảng Ninh), Quy Nhơn (Bình Định), Kon Tum đến Sa Đéc (Đồng Tháp)…
7. Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HQT Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC)
Ông Đặng Thành Lâm cũng là đồng chủ tịch Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn. Hiện tổng giá trị tài sản ông Tâm đang có khoảng 2.316 tỷ đồng.
Đáng chú ý trong những tháng cuối năm 2020, nhờ vào lợi thế KBC và các công ty trực thuộc đã ký được hàng loạt hợp đồng cho thuê lại đất với tổng diện tích lên tới 150 ha, tổng giá trị đạt được trên 150 triệu USD. Lĩnh vực thu hút đầu tư chủ yếu là công nghệ cao, công nghệ điện tử, trong đó có dự án đầu tư của những tập đoàn lớn nổi tiếng trên thế giới. Đây là tín hiệu rất tốt đối với hoạt động kinh doanh của KBC năm 2020.
8. Nguyễn Thị Mai Thanh, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc Sài Gòn
Bà Nguyễn Thị Thanh hiện đang sở hữu hơn 1.800 tỷ đồng tăng 997 tỷ đồng so với đầu năm 2020. Ngoài ra, bà Thanh cũng đang là Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Công ty CP Cơ điện lạnh.
Năm 2020, Saigonres Group tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư, thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A), nỗ lực tìm kiếm các dự án mới có vị trí đẹp, pháp lý rõ ràng nhằm chuẩn bị cho chiến lược trung và dài hạn của công ty với tổng mức đầu tư dự kiến đạt 1.117 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 175 tỷ đồng, tỷ lệ tăng tương ứng lần lượt là 15% và 50% so với năm 2019.
9. Ông Đoàn Nguyễn Đức, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai
Hiện “Bầu Đức” đang sở hữu hơn 1.800 tỷ đồng tài sản từ giá trị cổ phiếu. Trước đó, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai từng là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 2 năm 2008-2009, với tài sản khi đó khoảng 6.200 tỷ đồng.
Trong một thập kỷ qua, các doanh nghiệp của Bầu Đức gặp rất nhiều khó khăn do đầu tư dàn trải trên nhiều lĩnh vực. Cú đảo chiều từ bất động sản và thủy điện sang lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có trồng cây cao su đã không được như kỳ vọng. Giá cao su giảm mạnh khiến những tính toán của Bầu Đức không trở thành hiện thực.
10. Nguyễn Trọng Thông Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hà Đô
Kết thúc 2020, tổng tài sản của ông Nguyễn Trọng Thông ước tính hơn 1.600 tỷ đồng tăng 366 tỷ đồng so với đầu năm.Thành lập năm 1990, tiền thân là công ty xây dựng Hà Đô, tới nay Hà Đô đã phát triển trở thành Tập đoàn đầu tư và năng lượng, bất động sản, thương mại và dịch vụ với 14 công ty thành viên hoạt động…