Tiết lộ tên tuổi, số điện thoại của người khác có thể bị phạt đến 80 triệu đồng?

Nhằm ngăn chặn việc tiết lộ thông tin của người khác một cách trái phép, bộ Công an đã xây dựng dự thảo Nghị định về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân.

tiet-lo-ten-tuoi-so-dien-thoai-cua-nguoi-khac-co-the-bi-phat-den-80-trieu-dong-dspl-1-1613903781.jpg

Bộ Công an đề xuất xử phạt 50 đến 80 triệu đồng với trường hợp cá nhân, tổ chức tiết lộ, chia sẻ các dữ liệu cá nhân trái phép. Ảnh minh họa 

 

Cụ thể, ngày 19/2, bộ Công an vừa hoàn thành dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Theo dự thảo Nghị định quy định, không tiết lộ dữ liệu cá nhân của người khác trong trường hợp dữ liệu được đề cập là dữ liệu cá nhân nhạy cảm, làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của chủ thể dữ liệu.

Nội dung dự thảo nghị đị nêu rõ, dữ liệu cá nhân được chia làm hai loại là dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

Trong đó, loại dữ liệu cơ bản gồm họ và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; nhóm máu; giới tính; số điện thoại; nơi sinh; nơi thường trú; số chứng minh nhân dân, căn cước; tình trạng hôn nhân; số giấy phép lái xe; mã số thuế cá nhân, tình trạng hôn nhân…

Loại dữ liệu cá nhân nhạy cảm gồm quan điểm chính trị, tôn giáo, tình trạng sức khỏe, dữ liệu về di truyền, tình trạng giới tính, xu hướng tình dục…

Bên cạnh đó, bộ Công an còn đề xuất xử phạt từ 50 đến 80 triệu đồng với trường hợp cá nhân, tổ chức tiết lộ, chia sẻ các dữ liệu cá nhân trái phép, chưa được sự đồng ý của cá nhân, gây tổn hại đến nhân phẩm danh dự của người bị tiết lộ.

Mức phạt trên cũng được bộ Công an đề xuất với các vi phạm về xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em hay hủy, xóa dữ liệu cá nhân trái phép…

Mức phạt từ 80 đến 100 triệu đồng được đề xuất áp dụng với các hành vi chuyển dữ liệu cá nhân trái phép qua biên giới, vi phạm đăng ký xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

Theo dự thảo nghị định, thẩm quyền xử phạt hành chính với các hành vi trên là cục trưởng cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, bộ Công an.

Dự thảo nghị định cho phép bên thứ ba (tổ chức doanh nghiệp, bên xử lý dữ liệu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có thể tiết lộ dữ liệu cá nhân mà không cần có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong các trường hợp vì lợi ích, an ninh quốc gia; công bố trên phương tiện truyền thông vì mục đích quốc phòng, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng…

Dự kiến dự thảo này có hiệu lực từ ngày 1/12/2021.

Thủy Tiên (T/h)

Related Posts

Uống vài lon bia, nữ tài xế ô tô bị xử phạt “kịch khung”

Uống bia nhưng vẫn điều khiển ô tô về nhà, cô gái 27 tuổi bị lực lượng Cảnh sát giao thông dừng xe đo nồng độ cồn, lập biên bản…

Read more

Chi cục Thuế vào cuộc thương vụ mua bán lan var Ngọc Sơn Cước 250 tỷ đồng

UBND thị xã Đông Triều, Quảng Ninh vừa có văn bản đề nghị công an thị xã, chi cục Thuế vào cuộc xác minh thông tin về thương vụ mua…

Read more

Mạo danh “sếp lớn”, người đàn ông chiếm đoạt 20 tỷ đồng của hơn 200 nạn nhân

Quân và Tuấn giả danh làm trưởng phòng nhân sự của công ty lớn có khả năng xin việc chiếm đoạt 20 tỷ đồng của 200 nạn nhân. Ngày 20/3,…

Read more

2 chuyện lạ sau bài viết: Tài nguyên bị “rỉ máu” từ những lò gạch của công ty Đại Hưng?

Có dấu hiệu sai phạm sử dụng đất tại dự án cải tạo ao hồ, nhưng Giám đốc Công ty Đại Hưng Trần Quyết Chiến còn khiến phóng viên ngạc…

Read more

Cho khách hát karaoke quá to, hàng quán có thể bị phạt đến 160 triệu đồng

Các cửa hàng kinh doanh cho khách hát karaoke quá to có thể bị xử phạt lên đến 160 triệu đồng. Nhiều cửa hàng kinh doanh cafe, quán nhậu… thường có thêm…

Read more

Hai thanh niên chiếm đoạt tiền tỷ nhờ chiêu bài “hack Facebook đóng giả người thân ở nước ngoài”

Hai đối tượng đã hack Facebook và đóng giả người thân của các nạn nhân ở nước ngoài rồi gửi đường dẫn giả mạo, lừa chiếm đoạt tiền. Chiều 19/3,…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *