Bạn có để ý rằng vào tháng Chạp, chúng ta đều được nghe đi nghe lại câu "tháng củ mật – cẩn thận cửa nẻo". Nhưng "củ mật" là cái củ gì vậy nhỉ? Tại sao lại gọi là tháng Chạp là "tháng củ mật".
Vì sao gọi là tháng “Củ mật”?
Củ mật thực chất là từ Hán Việt, trong đó “Củ” có nghĩa là đốc trách, xem xét. Người xưa thường nói “củ sát” – tức là kiểm soát theo cách nói ngày nay.
Còn “mật” được dùng trong “cẩn mật”, ý chỉ sự kín đáo, không để lộ. Vậy, “củ mật” ở đây mang nghĩa “củ sát cẩn mật” – kiểm soát cẩn thận.
Đã thành lệ truyền đời từ xưa, cứ đến tháng 12 Âm lịch được gọi là tháng củ mật, mọi người nhắc nhở nhau phải cẩn thận. Bởi theo kinh nghiệm dân gian, vào tháng giáp Tết, rất hay xảy ra trộm cắp, nên lúc nào cũng cần phải xem xét, giữ gìn đồ đạc vật dụng.
Tháng cuối cùng của năm ta là một tháng khá đặc biệt với người Việt, xưa trong xã hội nông nghiệp là thời gian đã thu hoạch, trồng trọt xong, trong nhà đã có của ăn của để, lo sắm sửa chuẩn bị ăn tết. Thời gian này cũng là lúc trộm cắp hoành hành, nhòm ngó, đục tường khoét vách.
Bên cạnh đó, “tháng củ mật” cũng là tháng nhiều người quan niệm rằng hay gặp xui xẻo, hay bị “tai bay vạ gió”. Cũng không đến nỗi khó hiểu khi đây là thời điểm tiệc tùng gia tăng, các thanh niên “nhậu hết mình” rồi lái xe có thể gặp họa. Chưa kể thời tiết hanh khô cuối năm cũng dễ xảy ra cháy nổ hơn.
Những lưu ý trong tháng củ mật
1.Tránh gây mâu thuẫn
Một lưu ý trong tháng củ mật mà ai cũng nên nhớ đó là không nên gây mâu thuẫn với bất cứ ai. Những ngày cuối năm, công việc rối ren khiến tinh thần không được tốt, thế nhưng nên kiểm soát bản thân thật tốt, không nên cãi nhau, nhất là bố mẹ như vậy con cái sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Người ta quan niệm tháng Chạp là lúc ngày cùng tháng tận, nếu trong những ngày này mà tranh cãi với người khác thì dễ ảnh hưởng đến vận trình năm mới, dễ gặp nhiều chuyện phiền phức rắc rối.
Khi có mâu thuẫn với người khác, đừng bao giờ cãi nhau vào sáng sớm, đặc biệt là trong chuyện làm ăn và xây cất nhà cửa, rất nhiều người buôn bán làm ăn không biết rằng buổi sớm mà khó chịu, cả ngày không buôn bán được
2. Nên dọn dẹp nhà cửa
Nhà cửa bừa bộn tâm trí càng bừa bộn vì bản thân luôn có cảm giác mọi việc chưa được hoàn tất. Đó là chưa kể đến việc nhà bị ẩm ướt, rêu mốc mọc đầy còn là dấu hiệu của tà khí. Một lưu ý trong tháng củ mật bạn đặc biệt phải quan tâm đó là luôn đảm bảo nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp nhất có thể.
Chính vì thế, trước khi bước sang năm mới, việc dọn nhà cuối năm rất quan trọng. Đặc biệt khu vực bàn thờ không được chủ quan khi dọn dẹp. Do đó phải nhớ tránh Những lỗi nhất định không được phạm khi dọn bàn thờ ngày Tết.
3. Tuyệt đối không nên nhặt tiền rơi ở ngoài đường
Riêng trong tháng Chạp nhặt tiền rơi ngoài đường về tiêu vì tiền này thường là tiền cúng lễ, người ta cúng tiền thật trong rằm tháng Chạp để xua đi vận rủi mà chúng ta lại nhặt về dùng thì chính là mang vận rủi ấy theo mình, những điều xui xẻo sẽ cứ thế mà tới.
4. Hạn chế vay mượn tiền
Vay tiền vào ngày này có thể trở thành khoản nợ lớn, ảnh hưởng đến vận tài lộc trong năm mới của bạn. Nó sẽ khiến cho việc kiếm tiền khó khăn trắc trở, làm ăn kém suôn sẻ, may mắn thì ít mà xui xẻo thì nhiều, dễ thua lỗ, tán gia bại sản.
Một lưu ý trong tháng củ mật đó là không nên vay mượn vì khi bạn vay mượn tiền sẽ có nhiều nỗi lo lắng, bất an, làm ăn khó thành. Nhất là ngày Rằng, ngày này trong tháng Chạp được gọi là ngày Vọng vong, lúc Mặt trăng và Mặt trời gần nhau nhất, hãy giữ cho tâm hồn thanh tịnh, sạch sẽ.
Trúc Chi t/h