Thai nhi tuần 17

Chúc mừng bạn, bạn đã vượt qua nửa chặng đường của thai kỳ. Sau 16 tuần, cơ thể bạn và thai nhi đã có nhiều thay đổi đáng kể. Tuy vậy, một số thai phụ trông vẫn chưa ra dáng bà bầu nhờ sở hữu chiếc bụng thon gọn giúp che bớt phần nào vòng hai đang ngày một lớn lên. Nếu chưa muốn tiết lộ việc bạn đang mang thai, bạn chỉ cần khéo léo chọn trang phục dành cho bà bầu để che đi phần bụng.

Khi mang thai, bạn thường có thói quen so sánh kích thước bụng mình với những thai phụ khác. Bạn nên biết rằng mỗi người sẽ trải qua thời kỳ mang thai không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, đừng lo lắng nếu bụng bạn còn nhỏ và trông bạn vẫn chưa ra dáng một bà bầu. Có thể bạn thường được nghe mẹ chồng và những người hàng xóm chỉ bảo một số kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong thực tế không thể biết chính xác kích thước, sự phát triển và giới tính của thai nhi chỉ dựa vào vẻ bề ngoài của bụng mẹ.

Tham khảo: Tam cá nguyệt thứ 2

Ví tiền của tôi đâu rồi?

Đã đến lúc bạn cần nghĩ đến việc chuẩn bị chỗ ăn ngủ cho bé. Trong 12 tháng đầu đời, nôi cũi sơ sinh là chỗ ngủ an toàn nhất cho bé. Hãy đặt nó ở cạnh giường bạn để tiện theo dõi và chăm sóc bé. Lúc này, bạn bắt đầu có nhu cầu mua sắm quần áo và những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên cần cân nhắc kỹ để chọn mua những vật dụng thật sự cần thiết cho bé. Nếu tài chính eo hẹp, giải pháp tốt nhất cho bạn là mua hàng trả góp hoặc đồ đã qua sử dụng. Bạn cũng có thể mượn hay xin từ bạn bè và người thân vừa có con nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn dự định sẽ sinh thêm bé nữa, hãy đầu tư mua những đồ dùng tốt nhất ngay từ ban đầu để có thể sử dụng luôn cho những bé còn lại.

Những thay đổi về mặt thể chất khi mang thai tuần 17

  • Khi mang thai tuần 17, bạn hay thở hổn hển và sẽ thấy mệt mỏi hơn. Hệ tuần hoàn phải làm việc tích cực để bơm máu đi nuôi cơ thể và qua cuống nhau vào bé. Vì thế, bạn cần đảm bảo bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng giàu vitamin C và sắt có trong thịt bò, rau xanh, ngũ cốc và trái cây tươi. (Tham khảo: Dinh dưỡng trong thai kỳ)
  • Nhiệt độ cơ thể tăng lên khiến bạn cảm thấy nóng nực và bị đổ mồ hôi nhiều hơn. Điều này khiến bạn không muốn mặc các loại quần áo dày. Quạt và máy điều hoà có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn cũng nên thường xuyên tắm với nước ấm và tránh mặc các loại vải làm từ sợi tổng hợp.
  • Bạn nên thận trọng với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Niệu đạo của phụ nữ ngắn và ở gần 2 cơ quan âm đạo và lỗ hậu môn nên rất dễ gây viêm nhiễm ngược dòng. Một biện pháp phòng đơn giản nhưng rất có hiệu quả là vệ sinh cá nhân, vệ sinh đường sinh dục, tiết niệu hàng ngày, trước và sau khi quan hệ tình dục. Đồng thời, luôn rửa và lau sạch vùng kín theo hướng từ trước ra sau mỗi khi đi vệ sinh để tránh hiện tượng đưa vi khuẩn vào niệu đạo gây viêm nhiễm ngược dòng. Ngoài ra, hàng ngày bạn nên tập thói quen uống nhiều nước và không nên cố nhịn khi bạn có nhu cầu đi vệ sinh. Đừng vội vã mà hãy cho bạn đủ thời gian để giải quyết hết mọi thứ trong bụng.
  • Nói tạm biệt với vòng eo của bạn vì lúc này tử cung đã cao ngang rốn. Đừng lo, bạn sẽ lấy lại vóc dáng sau sinh thôi.
  • Tuần này, bạn có thể mắc chứng ợ nóng thai kỳ. Lượng hoóc môn tăng cao trong thai kỳ làm chậm quá trình tiêu hoá, nghĩa là thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn, khiến cho axit được tiết ra nhiều hơn. Cảm giác nóng rát sau ngực xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị giãn (các cơ này có nhiệm vụ giữ các chất ở trong dạ dày), khiến cho axit ở trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Điều này khiến bạn có cảm giác muốn nôn mửa, nhất là sau khi ăn các thức ăn có vị cay như cà ri. Việc duy trì một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp ngăn chặn chứng ợ nóng trong suốt thai kỳ. Bạn cần tăng cường các loại thức ăn có dạng lỏng, loại bỏ ra khỏi bữa ăn những thực phẩm dễ gây ợ nóng như thức ăn cay, các món nướng, chocolate, cà phê, rượu, bia và đồ uống có gas. Ngoài ra, bạn nên kê gối cao hơn bình thường một chút khi ngủ. Nếu các triệu chứng ợ nóng quá khó chịu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc kháng axit.

Những thay đổi về mặt tinh thần

  • Khi thai nhi 17 tuần tuổi, bạn háo hức mong chờ những cử động đáng yêu của bé. Bạn thường có thói quen đặt tay lên bụng và chờ đợi những chuyển động nhẹ nhàng của bé để chắc chắn rằng bé của bạn vẫn phát triển khỏe mạnh.
  • Ở giai đoạn này, bạn có xu hướng tập trung mọi sự quan tâm vào thai nhi. Điều này giúp bạn ưu tiên sàng lọc những việc nên và không nên làm trong quá trình mang thai.
  • Tình trạng suy nhược cũng thường xảy ra trong thời kỳ này, đặc biệt là đối với các thai phụ vốn có tiền sử mắc bệnh suy nhược thần kinh. Đừng gặm nhấm nỗi lo một mình, hãy chia sẻ những băn khoăn với bác sĩ và đừng ngần ngại nhờ người thân giúp đỡ bạn khi cần.

Tham khảo:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

Những thay đổi của thai 17 tuần tuổi

  • Thai nhi tuần 17 dài khoảng 13 cm tính từ đỉnh đầu đến mông. Da bé trong suốt đến mức có thể nhìn thấy các mạch máu dưới da. Còn quá sớm để hình thành nên các lớp mỡ dưới da. Tuy nhiên, tuần này xuất hiện một chất đặc biệt giúp bé bảo vệ các cơ quan nội tạng khỏi tác động từ nhiệt độ bên ngoài của môi trường sau khi sinh.
  • Một lớp mỏng màu trắng nhờ, trơn bóng được gọi là gây phủ khắp cơ thể bé, giúp bảo vệ da trong môi trường nước ối cũng như giúp bé di chuyển dễ dàng hơn. Đa phần trẻ sơ sinh vẫn tiếp tục mang chất trắng dinh dính này sau khi sinh.
  • Bé bắt đầu biết nuốt dịch nước ối và thận đã bắt đầu làm việc để sản xuất ra nước tiểu. Nếu bạn có siêu âm trong tuần này, bạn sẽ được nhìn thấy thận của bé.
  • Những sợi tóc đầu tiên xuất hiện trên đỉnh đầu và một lớp lông tơ mịn phủ đầy khắp cơ thể. Thông thường, những em bé sinh non khi sinh ra sẽ có nhiều lông tơ trên lưng và cánh tay. Một số bé lại có khuynh hướng hói trong vài tháng và có một chỏm tóc mọc trên đầu. Lưu ý là sự phát triển của mỗi thai nhi là hoàn toàn khác nhau. Trên đây chỉ là những phát triển chung nhất của thai nhi trong giai đoạn tương ứng.
  • Giai đoạn này, bé sẽ ngủ nhiều và tích luỹ năng lượng cho sự hình thành và phát triển cơ thể. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận ra những hoạt động của bé khi bé chuyển động xoay người và máy đạp bụng mẹ, nhất là khi bạn đang ngủ.

Lời khuyên của bác sĩ khi mẹ mang thai tuần thứ 17

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Một vấn đề thường xuất hiện khi mẹ mang thai tuần 17 đó là chóng mặt. Một số mẹ khá lo lắng khi đột ngột cảm thấy chóng mặt trong khi đang làm việc, đi đứng. Đây là hiện tượng phổ biến đối với các mẹ có thai 17 tuần tuổi nên mẹ không cần quá lo về việc này nhé.

Khi bị chóng mặt, mẹ nên tham khảo một số cách khắc phục sau:

 

  • Mẹ nên nằm xuống, nghiêng mình về phía bên trái, sau đó đưa chân lên thật cao
  • Nếu không nằm được, mẹ có thể ngồi với tư thế cúi đầu sát vào giữa hai đầu gối.
  • Mẹ cần bình tĩnh, hít thở sâu, đồng thời thả lỏng cơ thể và nới bớt các áo quần khiến mẹ cảm thấy chật chội, khó chịu.

 

Mẹ nên làm những xét nghiệm nào?

 

  • Đo nhịp tim thai nhi
  • Kiểm tra lượng protein và đường trong nước tiểu
  • Đo huyết áp và cân nặng
  • Đo khoảng cách tính từ đáy tử cung
  • Sờ nắn bên ngoài để kiểm tra độ lớn của tử cung
  • Kiểm tra tay và chân của mẹ có hiện tượng giãn tĩnh mạch hay sưng to không

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng bất thường mà mẹ đã gặp phải trong thời gian qua và chuẩn bị sẵn danh sách các vấn đề mẹ thắc mắc để trao đổi với bác sĩ thuận tiện hơn. 

 

Mẹ nên làm gì khi mang thai tuần 17?

  • Nếu bạn chưa hẹn lịch siêu âm thai thì đây là thời điểm rất thích hợp. Siêu âm giữa thai kỳ có thể diễn ra từ tuần 18 đến tuần 22 để kiểm tra sự phát triển của thai nhi bao gồm sự hình thành và phát triển bộ não, tim, cột sống, gan, thận, và các cơ quan nội tạng khác. Lúc này, bạn đã có thể biết chính xác giới tính của bé qua máy siêu âm do cơ quan sinh dục ngoài đã phát triển đầy đủ. Nếu bạn muốn dành một sự ngạc nhiên cho bạn và gia đình, hãy dặn bác sĩ siêu âm không tiết lộ giới tính thai nhi cho đến ngày bạn sinh bé.
  • Hãy thường xuyên trò chuyện với bé từ lúc còn trong bụng mẹ. Từ tuần thứ 17, bé đã có thể nghe và phân biệt được giọng nói của bạn. Hãy rủ ông xã cùng tận hưởng cảm giác sung sướng khi nhận thấy những chuyển động cuả bé.
  •  Tập thể dục cho bà bầu và vận động vừa phải để đảm bảo cân nặng hợp lý trong thời kỳ mang thai, đồng thời cũng giúp bạn giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Bạn nên tham gia các lớp thai giáo, luyện tập các bài tập hữu ích, trò chuyện và chia sẻ kinh nghiệm mang thai với các bà bầu khác.

Related Posts

Làm gì khi trẻ ngày càng ngang ngược?

Với những trẻ ngang ngược và cứng đầu, các biện pháp xử lý mạnh từ phía cha mẹ như quát nạt, đánh đòn đều có vẻ vô tác dụng. Mong…

Read more

Tiêu chuẩn của phụ nữ hoàn hảo trong mắt đàn ông

Trên đời không có gì là hoàn hảo, mọi thứ chỉ mang tính chất tương đối. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cố gắng đi tìm tiêu chuẩn cho…

Read more

Hành trình tình yêu của Trương Ngọc Ánh và Kim Lý

Trải qua hai năm gắn bó, cặp tình nhân từng dẫn nhau gặp bố mẹ, thậm chí nghĩ đến chuyện kết hôn nhưng cuối cùng vẫn chia tay vì không…

Read more

Trẻ đang bị tiêu chảy có nên uống sữa hay không?

Xin chào bác sĩ, con trai tôi năm nay 7 tuổi, con hiện đang bị tiêu chảy. Trong khẩu phần ăn hàng ngày của con có sữa tươi. Con đang…

Read more

10 tác dụng kỳ diệu của nụ hôn đối với sức khỏe và sắc đẹp

Nụ hôn không chỉ là cách thể hiện tình yêu mà nụ hôn còn là thần dược ngăn ngừa bệnh tật, giảm đau, đốt cháy calo, hạn chế nếp nhăn……

Read more

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và những thực phẩm không nên ăn

Một số phụ nữ mang thai có thể bị đái tháo đường thai kỳ. Lúc này, việc băn khoăn không biết tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và cần…

Read more