Giới tính của thai nhi là điều mà mỗi cặp vợ chồng đều quan tâm, tuy nhiên bạn có thực sự hiểu được việc giới tính thai được hình thành như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Nhiễm sắc thể quyết định giới tính của thai nhi
Nhiễm sắc thể là các phân tử giống như sợi chỉ mang thông tin di truyền từ chiều cao đến màu mắt. Nhiễm sắc thể được hình thành từ protein và một phân tử ADN chứa các chỉ dẫn di truyền được truyền lại từ cha mẹ.
Ở người hầu hết các nhiễm sắc thể được sắp xếp theo cặp trong nhân của một tế bào, bao gồm 23 cặp nhiễm sắc thể trong đó có 22 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính.
Các nhiễm sắc thể giới tính được gọi là X và Y, sự kết hợp của hai nhiễm sắc thể này sẽ quyết định giới tính của một người.
Thông thường, nữ giới mang nhiễm sắc thể XX trong khi nam giới mang nhiễm sắc thể XY.
Quá trình hình thành giới tính của thai nhi như thế nào?
Việc một người có nhiễm sắc thể XX hay XY được xác định bắt đầu từ thời điểm khi tinh trùng thụ tinh với trứng.
Không giống như các tế bào khác của cơ thể, các tế bào trong trứng và tinh trùng – được gọi là giao tử hoặc tế bào giới tính – chỉ có một nhiễm sắc thể. Các giao tử được tạo ra bởi sự phân chia tế bào meiosis, dẫn đến các tế bào được phân chia có một nửa số lượng nhiễm sắc thể là cha mẹ hoặc tế bào tiền thân. Trong trường hợp của con người, điều này có nghĩa là tế bào bố mẹ có hai nhiễm sắc thể và giao tử có một.
Tất cả các giao tử trong trứng của mẹ đều có nhiễm sắc thể X còn tinh trùng của người bố chứa một nửa nhiễm sắc thể X và một nửa nhiễm sắc thể Y. Do đó tinh trùng là yếu tố thay đổi trong việc xác định giới tính của em bé.
- Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể X kết hợp với trứng nhiễm sắc thể X sẽ hình thành giới tính nữ. Khi các hormone sinh dục nữ estrogen tác động sẽ khiến gen biệt hóa tinh hoàn SRY bị bất hoạt làm phát triển bộ phận sinh dục ngoài. Giữa vùng mô hai chân sẽ xuất hiện củ sinh dục và phát triển thành âm đạo.
- Ngược lại, nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y kết hợp với trứng mang nhiễm sắc thể X sẽ hình thành giới tính nam. Đồng thời nội tiết tố sinh dục nam testosterone sẽ được phóng thích làm thúc đẩy sự hình thành cơ quan sinh dục nam.
Sự phát triển bộ phận sinh dục của thai nhi
Giới tính của em bé được hình thành khi thụ thai bởi nhiễm sắc thể giới tính nhận được từ tinh trùng nhưng phải mất một thời gian để các bộ phận sinh dục của thai nhi thực sự phát triển.
Các cơ quan sinh dục bên trong – tinh hoàn ở bé trai, tử cung và buồng trứng ở bé gái – trông giống nhau cho đến tận tuần thứ 9 của thai kỳ.
Các cơ quan sinh dục bên ngoài – dương vật và bìu ở bé trai, âm vật và môi âm hộ ở bé gái – không có sự khác biệt cho đến khoảng tuần thứ 11 của thai kỳ. Và thậm chí sau đó, phải mất thêm vài tuần nữa để có thể dễ dàng thấy sự khác biệt giữa bé trai và bé gái khi siêu âm.
Bộ phận sinh dục bên ngoài bắt đầu từ một chỗ phình nhỏ hình thành giữa hai chân của bé lúc 6 tuần mang thai. Đồng thời, các cơ quan sinh dục bên trong hình thành từ một dải mô ở mỗi bên bụng của em bé.
Đối với bé trai
- Tuần 9: Tinh hoàn bắt đầu được tạo ra và lưu trữ tinh trùng,
- Tuần 12: chồi giữa hai chân đã thon dài để tạo thành dương vật. Đồng thời da bìu (nơi chứa tinh hoàn) hình thành từ các chỗ phình nằm ở hai bên của dương vật đang phát triển.
- Tuần 14: Hệ thống tiết niệu được hình thành đầy đủ
- Tuần 26: Tinh hoàn hạ xuống dần
- 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn dương vật của thai nhi phát triển nhiều nhất
Đối với bé gái
Đối với giới tính nữ, bộ phận sinh dục khi phát triển sẽ không có biến động nhiều theo thời gian:
- Tuần 12: Tử cung và buồng trứng đã xuất hiện
- Tuần 114: chồi sinh dục giữa hai chân bé đã trở thành âm vật và phần phình ra ở hai bên tạo thành môi âm hộ. Vùng sinh dục ngoài, được gọi là âm hộ, hiện đã hoàn thành.
- Tuần 22: buồng trứng đã hoàn toàn hình thành và di chuyển từ bụng đến xương chậu. Lúc này buồng trứng chứa khoảng 7 triệu quả trứng và sẽ giảm xuống còn 2 triệu trứng khi bé chào đời
Phương pháp chẩn đoán giới tính của thai nhi
Nếu mẹ bầu muốn biết em bé là trai hay gái, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm khác nhau ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ để chẩn đoán giới tính của thai nhi:
Xét nghiệm tiền sản không xâm lấn
Xét nghiệm không xâm lấn (NIPT) dùng để sàng lọc nhiễm sắc thể, có thể bắt đầu thực hiện từ tuần thứ 10 của thai kỳ. Nếu thai nhi có kết quả bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm sâu hơn để chẩn đoán hội chứng Down và các rối loạn nhiễm sắc thể khác.
Đối với xét nghiệm này, thai phụ sẽ cung cấp một mẫu máu, sau đó kiểm tra xem có sự hiện diện của ADN liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể hay không.
Xét nghiệm này cũng cho tỷ lệ chính xác cao khi xác định giới tính thai nhi. Bởi vì đây là xét nghiệm không xâm lấn, việc lấy mẫu máu sẽ không gây ra bất kỳ rủi ro nào cho mẹ và bé.
Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS)
Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS) là một xét nghiệm di truyền được sử dụng để xác định rối loạn di truyền hay khiếm khuyết nhiễm sắc thể. Xét nghiệm này sẽ lấy mẫu lông nhung màng đệm (một loại mô được tìm thấy trong nhau thai), thai phụ có thể làm xét nghiệm này sớm nhất là vào tuần thứ 10 hoặc 12 của thai kỳ.
Và bởi vì lông nhung màng đệm có thông tin gen về thai nhi nên cũng có thể tiết lộ giới tính của em bé.