Bộ phim Tây Du Ký dù đã được chiếu đi chiếu lại hàng nghìn lần nhưng có một “hạt sạn” đã đánh lừa khán giả suốt thời gian qua.
Tây Du Ký được mệnh danh là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc và đã nhiều lần được chuyển thể thành phim. Trong đó bộ phim Tây Du Ký năm 1986 đã được chiếu đi chiếu lại hàng nghìn lần và vẫn luôn nhận được sự ủng hộ, yêu thích của khán giả.
Tuy nhiên, cả bộ phim và nguyên tác tác phẩm Tây Du Ký có một “hạt sạn” mà dù xem đi xem lại bao nhiêu lần, khán giả cũng khó có thể nhận ra. “Hạt sạn” này chỉ bị “vạch trần” do phát hiện của một cô bé 11 tuổi.
Cách đây nhiều năm, cô bé 11 tuổi Mã Tư Tề đã nhanh chóng phát hiện một điều phi lý trong câu chuyện đi thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng. Được biết, vì yêu thích Tây Du Ký, Mã Tư Tề đã đọc đi đọc lại tác phẩm nhiều lần và nhanh chóng nhận ra “hạt sạn” này.
Cụ thể, trong Tây Du Ký, thầy trò Đường Tăng đã di chuyển qua nhiều địa điểm ở Trung Quốc từ thành Trường An đến Thiên Trúc để thỉnh kinh. Theo đó, trong suốt hành trình của mình, Đường Tăng và những đồ đệ đã không ít lần phải hoá duyên, xin đồ ăn của những người dân sinh sống dọc đường. Tuy nhiên, tất cả các bữa ăn của thầy trò Đường Tăng đều giống nhau, chỉ có cơm trắng và đậu phụ.
Chi tiết này vốn không được khán giả chú ý quá nhiều. Chỉ khi Mã Tư Tề chỉ ra điểm phi lý, người xem mới giật mình nhận ra. Cụ thể, Trung Quốc vốn nổi tiếng với nền ẩm thực đa dạng, ấy vậy mà bữa cơm của thầy trò Đường Tăng luôn chỉ có cơm trắng và đậu phụ, dù họ đã di chuyển qua nhiều khu vực khác nhau từ Bắc tới Nam.
Đúng ra, ở mỗi vùng miền khác nhau, món ăn mà thầy trò Đường Tăng nhận được cũng phải có sự khác biệt tùy theo văn hóa ẩm thực của địa phương. Chưa kể tới việc hành trình thỉnh kinh của họ còn đi tới nhiều quốc gia khác như Ấn Độ.
Lý giải về điều này, một vài nhà phân tích cho rằng điều này liên quan trực tiếp tới thời điểm tác giả Ngô Thừa Ân sinh sống. Khi ấy, điều kiện di chuyển còn nhiều khó khăn nên Ngô Thừa Ân có lẽ không được tiếp cận nhiều với các nền văn hoá và ẩm thực khác nhau. Bởi vậy nên Ngô Thừa Ân chỉ có thể đưa vào tác phẩm món ăn chay ở quê hương mình. “Hạt sạn” này cũng xuất hiện trong bộ phim của đạo diễn Dương Khiết năm 1986.
Dù vậy, phát hiện của cô bé Mã Tư Tề năm đó đã khiến nhiều khán giả phải phì cười nhận ra mình bị “đánh lừa” trong suốt nhiều năm mà chẳng hề hay biết.