Sau một tháng bị ho đờm, người đàn ông phát hiện mắc ung thư giai đoạn cuối

Suốt 1 tháng, ông U. bị hơi vướng ở cổ, ho đờm. Uống thuốc mãi không đỡ, ông đi viện kiểm tra thì phát hiện bị u ác ở hạ họng thanh quản giai đoạn 4 (giai đoạn cuối).

Suốt 1 tháng qua ông Nguyễn Văn U. (52 tuổi, quê Hưng Yên) có cảm giác nuốt nghẹn, hơi vướng ở cổ, ho đờm nhưng uống thuốc mãi không đỡ. Khi đến khám tại bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), ông suy sụp khi biết bị u ác tính ở hạ họng thanh quản.

Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Hùng – Trưởng Khoa Ngoại tai mũi họng, bệnh viện K Trung ương, tại thời điểm thăm khám bệnh nhân phát hiện có khối u kích thước u 4×6 cm, lan qua miệng thực quản, xâm lấn đoạn 2 cm đầu trên thực quản – cổ. Giải phẫu bệnh cho kết quả ung thư tế bào vẩy giai đoạn 4 (giai đoạn cuối).

Bệnh nhân U. đang được theo dõi tại Bệnh viện K. Ảnh: Vietnamnet

Bác sĩ Phạm Văn Bình – Trưởng Khoa Ngoại bụng I, bệnh viện K cho biết, để bệnh nhân ung thư thanh quản hạ họng giai đoạn 4 có thể ăn uống bình thường sau khi cắt một phần thực quản, hạ họng dài, triệt để cần có cơ quan thay thế. “Một là trong quá trình điều trị ung thư luôn phải đảm bảo tính triệt căn, lấy trọn tổn thương ung thư nhưng với phần tổn thương mất đi ở hạ họng, thanh quản của bệnh nhân cần thay thế bằng cơ quan khác” – bác sĩ Bình chia sẻ.

Cuối tháng 11, ca mổ được thực hiện sau sự chuẩn bị kỹ của 3 ekip phẫu thuật gồm các bác sĩ Khoa Ngoại Tai Mũi Họng, phẫu thuật tiêu hóa, bác sĩ tạo hình của 2 khoa. Ca mổ kéo dài 10 tiếng. Đầu tiên, các bác sĩ cắt thanh quản hạ họng toàn phần PLOT, nạo vét hạch 2, sau đó dùng đoạn hỗng tràng nối họng và thực quản để tái tạo đường ăn cho bệnh nhân. Kỹ thuật này đảm bảo tính chuyên sâu về mặt ung thư và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Bác sỹ Nguyễn Tiến Hùng chia sẻ: “Đây là kỹ thuật khó và tiên tiến nhất của ung thư vùng đầu cổ. Trước đây việc tái tạo vẫn được thực hiện bằng các biện pháp khác như vạt cơ ngực lớn (MPMF) hay ống dạ dày (gastric Pull up). Tuy nhiên, vạt hỗng tràng có nhiều ưu điểm hơn như tỷ lệ liền của vạt cao, sinh lý hơn, hậu phẫu rất nhẹ nhàng so với ống dạ dày”.

Nếu không thực hiện được kỹ thuật này, bệnh nhân sẽ không ăn uống được, không đảm bảo đường thở, để lại phần khuyết hổng ở toàn bộ vùng cổ và chất lượng sống gần như không thể kéo dài. 

Hiện tại sau hơn 10 ngày bệnh nhân tỉnh táo, đi lại bình thường miệng nối liền tốt và tiếp tục được theo dõi, điều trị.
 

Related Posts

Tập đoàn Hưng Thịnh tài trợ miễn phí hơn 14.000 liều vắc-xin Covid-19 cho cán bộ nhân viên và người thân

Theo đó, Tập đoàn Hưng Thịnh quyết định sẽ tài trợ 100% chi phí tiêm ngừa vắc-xin Covid-19 cho người lao động và gia đình (bao gồm vợ/chồng, con và…

Read more

Sức khỏe

Đúng thời khắc giao thừa năm Tân Sửu, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đón hai em bé (một trai, một gái) chào đời. Bé đầu tiên là con của…

Read more

Người phụ nữ mới 29 tuổi đã bị gout, tưởng là lạ nhưng lại thường xảy ra với 4 trường hợp này

Người phụ nữ mới chỉ 29 tuổi, nói không với rượu bia, thuốc lá cũng không có tiền sử béo phì, bệnh nền hay di truyền nhưng vẫn bị gout….

Read more

Rau mùi rất tốt cho cơ thể, uống theo cách này chẳng khác gì “thần dược”

Mỗi ngày uống nước rau mùi sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giải phóng mỡ thừa, giảm cân hiệu quả, duy trì vóc dáng thon gọn. Công dụng của rau…

Read more

Có một thứ đồ trong nhà còn bẩn hơn cả thùng rác hay bồn cầu, 100% gia đình Việt đều có

Trung bình trong một chiếc thớt có chứa lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với bồn cầu trong nhà vệ sinh. Đặc biệt, lượng vi khuẩn tích tụ lại…

Read more

Đi tiểu thường xuyên cẩn thận mắc bệnh ung thư này mà không biết

Nhiều phụ nữ cho rằng việc đi tiểu thường xuyên không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài nó có thể là dấu hiệu…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *