Ngoài cảnh sắc thiên nhiên độc đáo được xếp hạng độc đáo và quí hiếm trên thế giới, rừng U Minh còn ẩn chứa nhiều câu chuyện kì bí khiến nhiều người từ tò mò cho đến kinh hãi khi được kể lại.
Rắn hổ mây
Mọi chuyện về rắn hổ mây khổng lồ ở U Minh Hạ sẽ mãi là huyền thoại nếu như không còn những nhân chứng sống, những người thợ rừng, những người gắn bó cả đời với rừng lục lại ký ức và những kỷ niệm một thời sống chết với rắn hổ mây khổng lồ.
Theo như lời kể anh Chín Của, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Cà Mau, cuối năm 2002 anh và một anh kiểm lâm khác đi thăm rừng. Đi đến đoạn gần giữa ruột rừng đặc dụng Vồ Dơi, trong khi anh Hóa đang mải mê nhìn khỉ đung đưa trên ngọn tràm hai bên đường thì anh Chín Của như quát vào tai: “Thằng nào chơi kỳ, kéo cây chắn giữa đường vậy ta?”. Vì là tuyến đường chính thường xuyên có kiểm lâm qua lại, tự nhiên có một cái cây to tướng chắn ngang thì rõ ràng có người muốn hại cán bộ kiểm lâm.
Sau khi nhìn kỹ, anh phát hiện ra đây không phải cây mà là một con rắn khổng lồ. Anh Chín Của rụng rời tay chân, còn anh kiểm lâm đi cùng run lên bần bật, đạp thắng suýt té.
Cái đường đất rộng 8m mà con rắn bò ngang không thấy đầu, thấy đuôi, chỉ thấy đoạn giữa to cỡ cái gối ôm của người lớn. Là người chuyên nuôi trăn, anh Chín Của cho biết với kích cỡ ấy thì con rắn khổng lồ này nặng khoảng vài chục ký và dài cỡ 20m.
Kiểm lâm viên Nguyễn Văn Tuấn, sinh năm 1971, quê ở Bến Tre, nhưng theo cha mẹ về U Minh sinh sống từ năm 15 tuổi. Từ đó, anh gắn bó với rừng U Minh Hạ này, nên thuộc rừng lắm. Lớn lên lại làm kiểm lâm, ngang dọc rừng U Minh Hạ, chẳng còn chỗ nào không in dấu chân anh.
Bao năm đi rừng không có cơ may giáp mặt hổ mây, nhưng cuối cùng thì anh và các đồng chí kiểm lâm ở chốt Cây Gừa lại được phen hú vía nhớ đời.
Khoảng năm 2008, khi đó trời đã tối, anh Tuấn cùng mấy anh em đang ngồi lai rai thì bống nghe tiếng kêu của con chồn. Ở U Minh nhiều chồn lắm, nên tiếng kêu của nó chẳng lạc đi đâu. Nghĩ có kẻ vào rừng đặt bẫy, nên bọn tui lấy đèn pin ra soi thám thính tình hình.
Tiếng kêu bên bờ kinh xáng, cách chốt khoảng 50m. Soi ở chỗ con chồn kêu mà chẳng thấy cái bẫy nào, cũng không thấy chồn đâu. Soi ở chỗ con chồn kêu mà chẳng thấy cái bẫy nào, cũng không thấy chồn đâu.
Nghĩ có trăn nào đó bắt chồn, nên anh và hai người nữa lấy đèn pin ra soi. Đến chỗ bụi tràm cao chừng 10m, cách bờ kinh chỉ 15m, cả ba chúng tui há hốc miệng, chết đứng, không ai dám nhúc nhích.
Chiếc đèn pin tui cầm rọi đúng vào đầu con rắn. Cái miệng nó đang ngậm con chồn, đong đưa nhè nhẹ ở lưng chừng cây tràm. Hai mắt nó mở to bằng hai quả trứng, đỏ lòm, cách nhau tới gang tay.
Con rắn có thân màu hơi ngả màu vàng trắng, đường kính thân cỡ 3 tấc, to bằng cái gối ôm. Anh tiếp tục soi dọi đèn đến phía đuôi nó, nhưng chỉ dọi được khoảng 5m thì không thấy nữa, vì thân nó lẫn trong bụi cây, tối thui.
Dù vẫn chưa xác minh được rắn hổ mây khổng lồ có thực hay không và nếu có thì bao nhiêu con, đang sống ở đâu, nhưng người ta vẫn cứ bị cuốn hút vào những câu chuyện liên quan đến sinh vật này. Nhưng từ chuyện này có thể rút ra một điều là ẩn sâu trong rừng U Minh thăm thẳm kia có nhiều điều bí ẩn và nguy hiểm mà con người chưa biết hết.
Nơi những con lươn cũng “thành tinh”
U Minh Hạ lắm chuyện ly kỳ, rùng rợn từ thuở người đi mở đất Phương Nam. Mặc dù con cọp cuối cùng đã biến mất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu, cá sấu cũng không còn vắt vẻo trên bờ dưới sình như xưa nữa (giờ sấu hay châu chấu cũng bị người làm đặc sản hết sạch cả rồi), nhưng U Minh Hạ vẫn còn đó những câu chuyện rùng rợn về rắn khổng lồ nặng hàng tạ, dài cả chục mét.
Ở miền rừng, dường như con gì cũng thành tinh. Đến giống lươn hiền lành cũng nặng tới… 2kg, mình to bằng cổ tay, da trơn nhẵn bóng. Chuột đồng ngót hơn cân thịt, không rõ đã sống lâu bao tuổi, người yếu bóng vía chẳng dám ăn.
Có đoàn tình nguyện viên quốc tế đến U Minh Hạ vài ngày, khi về bị con muỗi rừng đốt sưng vù cả mặt, vết cắn u to bằng quả mận, bầm đen lại như quả táo Tàu, vài tháng sau vẫn còn vết thâm. Xưa đã có câu ca dao về vùng đất này: “Cà Mau là xứ quê mùa/Muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu”.
Sự thật về thầy rắn “trả nợ”
Người ta nói, cái nghề thầy thuốc rắn là nghề rất bạc, kèm theo đó là muôn vàn những câu chuyện ly kỳ, rùng rợn. Nào là thầy thuốc rắn phải chịu cảnh nghèo “rớt mùng tơi”, còn nếu phạm phải điều cấm kỵ với Tổ (tức là buôn bán rắn, lấy nghề thuốc để trục lợi làm giàu) thì phải bỏ mạng vì những con rắn báo oán…
Trị bệnh không ăn tiền, không dùng khả năng có được để hại người, không lạm sát loài rắn là 3 điều mà các ông thầy rắn U Minh coi như là cái đức phải giữ. Thực tế, đã có không ít thầy thuốc rắn phải trả giá bởi vi phạm điều cấm.
Hai ông thầy thuốc rắn được coi là giỏi nhất xứ U Minh từ trước tới nay cũng đã có một kết cuộc như thế. Họ đều có khả năng “khiển” được rắn hổ chúa, nhưng cả hai đều nghèo, sống đời rày đây mai đó. Ông Tám Rớt sống bằng nghề bắt rắn bán.
Có bận ông Tám đã gặp con rắn rất lạ “dám” phùng mang với ông. Lần đó, ông đã bỏ hết bao rắn mấy chục con. Lần khác, ông đi bắt mấy bao rắn bỏ trên xuồng, khi bơi về nhà thì cũng chính con rắn ấy như chực sẵn dưới khoang xuồng “đớp” ông một ph
át. Nghe tin, những ông thầy thuốc rắn giỏi nhất xứ U Minh đã tụ lại, người vuốt bùa, người đổ thuốc, nhưng ông Tám lắc đầu bảo đã đến lúc phải “trả nợ”.