Nghi lễ Ma'nene là một tập tục an táng cổ xưa của người Toraja, Indonesia. Nghi lễ truyền thống này khiến cho khách du lịch vừa tò mò vừa thấy rùng rợn.
Nghi lễ diễn ra trong 5 ngày. Vào ngày thứ 5, thi thể người đã khuất được đưa ra khỏi khu vực đã chôn cất để người nhà tiến hành làm lễ “thay quần áo”. Trên các phiến đá của hang động, người ta làm các lỗ rộng và sâu để đặt quan tài người đã khuất. Có đến hàng chục ô trên mỗi tảng đá.
Người xem nghi lễ vây kín quanh hang động, nơi lưu giữ những ngôi mộ đá. Có những ngôi mộ đã tồn tại hàng trăm năm.
Sau khi được đưa ra khỏi khu vực chôn cất. Mọi người làm lễ cầu nguyện, mong người đã khuất ban phước lành. Sau đó, người nhà vây quanh quan tài và trò chuyện với người đã khuất một cách thân thiết, như thể họ chưa từng rời xa khỏi cõi đời này.
Thi thể được đưa ra khỏi quan tài để tiến hành nghi lễ chính – thay quần áo mới. Người phụ nữ này được chôn cất cách đây 30 năm, nhưng không hề bị mục rữa, phần tóc và quần áo gần như vẫn nguyên vẹn.
Người nhà đã hoàn tất nghi lễ, người phụ nữ được thay bộ trang phục mới. Cứ 3 năm một lần, người trong bộ tộc Toraja sẽ tổ chức nghi lễ Ma’nene. Họ tin rằng các linh hồn sẽ phù hộ cho họ giàu sang phú quý nếu chăm sóc các xác chết của những người đã khuất.
Nghi lễ Ma’nene khởi nguồn từ ngôi làng Baruppu từ hơn một thế kỷ trước. Theo truyền thuyết của người Toraja, thợ săn tên Pong Rumasek đã tìm thấy một xác chết bị mục rữa trong rừng. Anh này đã lau chùi và tắm rửa sạch sẽ cho xác chết đó và lấy quần áo của mình phủ lên trước khi đem đi chôn cất. Kể từ đó, Pong Rumasek luôn gặp may mắn và trở nên giàu có.
Người dân Torajans cũng coi nghi lễ này như dịp đoàn tụ người thân và thắt chặt mối quan hệ anh em họ hàng trong gia đình. Lễ Ma’nene kết thúc với một bữa tiệc quây quần của những người trong mỗi gia đình.