Rùng mình ‘công nghệ’ sản xuất tinh bột nghệ ‘nhà làm’

Tinh bột nghệ hay viên nghệ mật ong đang trở thành mặt hàng được nhiều người buôn bán nhất trên mạng xã hội.

Chữa bệnh dạ dày, hỗ trợ điều trị ung thư, tim mạch, làm đẹp da,… là những công dụng mà người bán quảng cáo cho các sản phẩm từ tinh bột nghệ. Trên mạng xã hội, tại các web bán hàng online, tinh bột nghệ và viên nghệ mật ong được rao bán như là một dạng thực phẩm chức năng và được các shop mở rộng mạng lưới phân phối như hình thức kinh doanh đa cấp.
 
 

Tinh bột nghệ mật ong được rao bán tràn lan trên mạng nhưng không có nhãn mác.
Với mức giá vô cùng đa dạng, tinh bột nghệ được các shop rao bán từ 155.000đ/kg cho dạng sản xuất thủ công, 800.000đ/kg cho dạng được bao gói đẹp, có nhãn mác. Viên nghệ mật ong có mức giá dao động từ 250.000đ – 450.000đ/hộp 500gr, viên tinh nghệ mật ong có thêm thành phần collagen giá sẽ là 500.000đ/hộp 500gr.
 
Tận dụng lợi ích tốt cho sức khỏe từ củ nghệ, lại được người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình, hiện nay nhiều cơ sở sản xuất thủ công đã “cho ra lò” hàng loạt sản phẩm từ củ nghệ, thế nhưng cũng chính sự hot hit của sản phẩm này mà nhiều người tiêu dùng đã bỏ qua yếu tố chất lượng của sản phẩm mà chỉ chú trọng vào các công dụng thông qua quảng cáo và giá cạnh tranh của các shop bán online.
 
Theo khảo sát của PV Chất lượng Việt Nam Online, hiện nay trên thị trường xuất hiện tràn lan các sản phẩm tinh bột nghệ không nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ và không được kiểm định an toàn. Rất nhiều sản phẩm được rao bán dưới mác “nhà làm” hay tâng bốc công dụng để thu hút người mua.
 
Mục sở thị tại một cơ sở sản xuất tinh bột nghệ đóng trên địa bàn huyện Đan Phượng (Hà Nội), chị V. chủ cơ sở sản xuất cho biết, để cạnh tranh về giá cơ sở sản xuất này đã tận dụng mọi điều kiện sẵn có của gia đình để sản xuất ra các sản phẩm liên quan đến nghệ. “Mình thu mua nghệ từ các địa phương khác tập kết về đây, sơ chế và cho vào sản xuất thủ công, làm như thế mới tiết kiệm chi phí”, chị V. nói.
 

Những hình ảnh tại cơ sở sản xuất tinh bột nghệ của gia đình chị V. tại Đan Phượng (Hà Nội) đặt ra vấn đề an toàn vệ sinh trong sản xuất các sản phẩm này.
Theo người phụ nữ này, tinh bột nghệ được sản xuất thủ công mới là “nguyên chất” còn đã được xử lý bằng máy móc thì hàm lượng tinh chất đã không còn nguyên vẹn. Quan sát khu vực sản xuất của cơ sở này, PV không khỏi bất ngờ về mức độ mất an toàn vệ sinh khi tất cả các quy trình sản xuất tinh bột nghệ được gia đình chị V. thực hiện ngay dưới nền đất, ẩm thấp, các vật dụng chế biến cáu cạnh, nhơ nhớp và bẩn thỉu.
 
“Mỗi ngày mình sản xuất ra vài tạ tinh bột nghệ và viên tinh nghệ mật ong thành phẩm, sau đó phân phối cho các đại lý. Họ mua về tự đóng gói, gắn nhãn mác, thương hiệu của mình và bán trên mạng”, chị V. nói.
 
Theo chị V., hầu hết các sản phẩm tinh bột nghệ bán trên thị trường đều được sản xuất thủ công. Người thì tự mua nghệ về chế biến, người thì mua nguyên liệu thành phẩm. Cơ sở của gia đình chị ngoài cung cấp viên tinh nghệ mật ong thành phẩm cho nhu cầu hỗ trợ chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe, còn cung cấp tinh bột nghệ cho các cơ sở spa để làm đẹp. Dù sản xuất và cung cấp khá lớn sản phẩm từ nghệ ra thị trường với mục đích chăm sóc sức khỏe nhưng gia đình chị V. chưa hề phải đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm với cơ quan chức năng.
 
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia công nghệ thực phẩm, trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều sản phẩm được người bán quảng cáo là tinh bột nghệ hay các sản phẩm từ nghệ. Tuy nhiên, theo cảnh báo của chuyên gia này, người tiêu dùng không nên nhầm lẫn giữa bột nghệ và tinh bột nghệ vì hai sản phẩm này hoàn toàn khác nhau.
 
Tinh bột nghệ sau khi được sản xuất phải giữ được thành phần curucmin, còn nếu sản xuất theo dạng thủ công như xay nhuyễn và lọc lắng nhiều lần qua nước như lọc sắn dây như nhiều cơ sở sản xuất thủ công hay làm thì hàm lượng curucmin sẽ bị rửa trôi. Chưa kể, tinh bột nghệ sản xuất thủ công phơi dưới ánh nắng mặt trời curucmin sẽ bị phân hủy.
Ông Thịnh cũng cảnh báo, tinh bột nghệ sản xuất thủ công chưa tách được tinh dầu và các thành phần cặn bã sẽ gây nóng và có hại cho gan và cơ thể khi sử dụng. Chưa kể, nếu cơ sở sản xuất nào thiếu lương tâm, vì lợi nhuận mà sẵn sàng trộn thêm 1 số loại bột khác sẽ gây hại cho sức khỏe.
 
Còn theo bác sỹ Nguyễn Quang Huy, Phó trưởng khoa ngoại tổng quát, Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP.Hồ Chí Minh), nếu sử dụng tinh bột nghệ giả sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Đối với trường hợp sử dụng cho việc uống sẽ dẫn đến dị ứng, ngộ độc, tổn thương gan thận và không chữa được bệnh.
 
Bảo Anh /VietQ
 

Related Posts

Gỏi rau má thịt bò thanh mát, siêu chống ngán sau Tết

Gỏi rau má trộn thịt bò dễ làm, ngon miệng lại vô cùng thanh mát. Đây là món ngon thích hợp ăn chống ngán sau những ngày Tết. Nguyên liệu:…

Read more

Salad dưa chuột tạo hình giống cây trúc, đặc biệt ấn tượng trên bàn tiệc ngày Tết

Salad dưa chuột là món ăn nhẹ, ít chất béo mà lại giàu protein. Đây là lựa chọn tốt nhất để bổ sung dinh dưỡng mà không lo bị béo….

Read more

Món ngon cuối tuần: Cách làm nấm đùi gà kho đậu phụ thanh đạm, đưa cơm

Nấm đùi gà kho đậu phụ là món ăn thanh đạm nhưng lại có hương vị thơm ngon, đậm đà, thích hợp thưởng thức trong cả mùa hè lẫn mùa…

Read more

Tai heo cuộn lưỡi thơm ngon, lạ miệng, bày lên mâm là hết

Tai heo cuộn lưỡi là món ăn vô cùng lạ miệng, ngon cơm và dễ thực hiện cho bữa ăn gia đình. Nguyên liệu: – 1 cái tai heo to…

Read more

Đem sườn kho với “thuốc bổ não tự nhiên”, cả nhà có món ngon đủ dinh dưỡng

Sườn và trứng cút đem nấu chung thì giá trị dinh dưỡng càng cao. Trứng cút là “thuốc bổ não tự nhiên”, có tác dụng bổ não, nâng cao trí…

Read more

Món ngon cuối tuần: Cách làm gà xào húng quế kiểu Thái ngon tê lưỡi

Gà xào húng quế chinh phục thực khách bởi vị cay nồng của tỏi ớt, mùi thơm đặc trưng của húng quế thấm đẫm trong từng miếng thịt gà. Gà…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *