“Nữ tướng ngành vàng” Cao Thị Ngọc Dung: Mạnh mẽ vượt qua những biến cố cuộc đời, “chèo lái” con thuyền PNJ

Hai biến cố cuộc đời là “giấy báo tử” về căn bệnh ung thư và người chồng trụ cột gia đình vướng vòng lao lý đã chẳng thể quật ngã được nữ doanh nhân.

Khi nhắc đến PNJ, hay thậm chí chỉ cần nhắc đến “vàng bạc, nữ trang, đá quý” là người ta nghĩ ngay đến Cao Thị Ngọc Dung và ngược lại. Hình ảnh của bà không chỉ là linh hồn của một trong những doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý lớn nhất Việt Nam mà còn là đại diện cho thế hệ nữ doanh nhân bản lĩnh, quyền lực mà vẫn đầy nữ tính.

Năm 2019, nữ CEO được vinh danh trong top 50 Phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam do Forbes Vietnam bình chọn. Trước đó, tạp chí Forbes cũng công bố danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2016 và bà Cao Thị Ngọc Dung – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) là một trong 3 gương mặt của Việt Nam được bầu chọn trong danh sách này. Bà cũng là nữ doanh nhân được trao thưởng “Thành tựu trọn đời” của ngành kim hoàn châu Á và Công ty PNJ cùng được trao giải nhà bán lẻ số 1 của thị trường này.

Giám đốc công ty kim hoàn khi tài sản vỏn vẹn chỉ 7,4 lượng vàng

Cao Thị Ngọc Dung được sinh ra trong một gia đình khá giả, làm kinh doanh lâu đời ở Quảng Ngãi. Chính sự ảnh hưởng từ gia đình nên ngay từ nhỏ bà đã luôn có đam mê với công việc kinh doanh. Năm 1979, bà thi đỗ vào trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Đến năm 1982, bà tốt nghiệp hệ cử nhân Kinh tế thương nghiệp tại đây.

Sau khi tốt nghiệp, bà Cao Thị Ngọc Dung bắt đầu công việc đầu tiên của mình tại Công ty Thương Nghiệp Tổng Hợp Phú Nhuận. Nhờ sự nỗ lực trong công tác mà bà được đề bạt giữ chức phó phòng tại công ty từ năm 1984 đến năm 1985.

Đến năm 1985, Cao Thị Ngọc Dung chuyển sang công ty Nông sản và thực phẩm quận Phú Nhuận với vai trò trưởng phòng kế hoạch. Trong khoảng thời gian công tác, bà luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được đồng nghiệp cũng như cấp trên yêu mến. Đến năm 1988, bà được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận.

Cao Thị Ngọc Dung được cho là nhà lãnh đạo đi đầu trong việc học hỏi công nghệ, kỹ năng từ các nước phát triển. Năm 1995, bà đã thuê chuyên gia nước ngoài từ hội đồng vàng thế giới để giúp PNJ nắm bắt những công nghệ mới.

Đến năm 2006, bà đã mời Giám đốc sáng tạo công ty Richard Moore Asociate – Richard Moore về PNJ nhằm giúp xây dựng thương hiệu trang sức cao cấp.

Bên cạnh đó, năm 1992 đến 1997, bà còn tham gia vào ban lãnh đạo của ngân hàng Đông Á với chức vụ Chủ tịch HĐQT. Vào năm 2003 đến năm 2013, bà đảm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT công ty cổ phần địa ốc Đông Á. Năm 2005 đến năm 20011, bà vinh dự đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT CTCP năng lượng Đại Việt.

Trong suốt 13 năm từ 2004 đến 2016, Cao Thị Ngọc Dung giữ chức vụ Tổng giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận. Để đạt được những thành công như hiện tại, nữ CEO sinh năm 1957 và PNJ đã trải qua không ít thăng trầm trong quá trình xây dựng và phát triển. 

Nữ doanh nhân coi trọng nguồn lực con người

Đến nay, PNJ đã trở thành doanh nghiệp số 1 trong ngành trang sức Việt Nam. Nỗ lực đưa công nghệ và “chất xám” vào trong từng sản phẩm trang sức cho phép PNJ cải thiện liên tục biên lợi nhuận gộp qua các năm, vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành, dù doanh thu có quãng thời gian dài biến động thất thường.

Những bước tiến mạnh mẽ cũng như những đóng góp to lớn cho ngành kim hoàn châu Á của PNJ đều mang đậm dấu ấn của Chủ tịch PNJ – Cao Thị Ngọc Dung. Tất cả đều được khởi đầu từ chính khát vọng và giấc mơ của bà nhằm tạo lập một thương hiệu trang sức cho người Việt và đưa ngành kim hoàn Việt Nam vươn ra thế giới.

Với tầm nhìn chiến lược và sự lãnh đạo tài ba, bà đã dẫn dắt PNJ thực hiện những bước chuyển đổi ngoạn mục và liên tục tái cấu trúc từ trên đỉnh cao. Đây chính là tiền đề, và là yếu tố quyết định để đưa PNJ lên đỉnh cao châu Á, chinh phục và cán đích tầm nhìn “là công ty chế tác và bản lẻ trang sức hàng đầu châu Á”.

Bà trở thành Giám đốc của công ty khi tài sản vỏn vẹn chỉ 7,4 lượng vàng. Nhưng PNJ giờ đây đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, được đại chúng biết đến, niêm yết trên sàn chứng khoán, có tổng tài sản hoạt động hơn 2.500 tỷ đồng.

Chia sẻ về bí quyết của một nữ lãnh đạo, bà Cao Thị Ngọc Dung cho rằng: Phải coi nhân viên là con người và tạo điều kiện cho họ phát triển cả tâm, trí, lực chứ không đơn thuần coi họ là người lao động. Bởi họ chính là nguồn nhân lực lâu dài để phát triển doanh nghiệp.

“Là lãnh đạo đừng bao giờ nghĩ mình trả lương cho nhân viên nghĩa là họ phải làm cho mình. Cũng đừng bao giờ nghĩ mình đang nuôi nhân viên mà chính họ mới đang nuôi mình. Nếu không có những người nhân viên đó thì không ai làm cho mình cả, không thể gây dựng được doanh nghiệp bền vững. Người ta đi làm cũng hưởng lương chứ không phải đi ăn xin mình”, bà Dung nhấn mạnh.

Đặc biệt, làm lãnh đạo phải dành thời g
ian để phát triển nhân tài. Phải có thời gian để làm cho những con người đó đi lên cùng mình theo tầm nhìn, sứ mệnh của công ty. Phần lớn ở các doanh nghiệp lớn, đã chứng minh rằng: chỉ có 20% người ngoài vào công ty thành công; còn lại là do đào tạo từ bên trong doanh nghiệp mới có thể đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp đó. Cạnh đó, nữ tướng PNJ cũng chú trọng văn hóa doanh nghiệp. 

PNJ giờ đã đi vào quỹ đạo tăng trưởng ổn định, bà Cao Thị Ngọc Dung cũng đã tìm được “nhân tố trẻ” kế nhiệm vị trí Tổng giám đốc. Nhưng chặng đường phía trước vẫn còn nhiều thách thức bởi tăng trưởng nào rồi cũng đến điểm tới hạn. Trên cương vị Chủ tịch PNJ không kiêm nhiệm, bà Cao Thị Ngọc Dung có thể toàn tâm toàn ý cho “tầm nhìn thập kỷ” tiếp theo của mình.

Người đàn bà thép

Cuối năm 2000, Cao Thị Ngọc Dung được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư lúc bà đang ở đỉnh cao của sự nghiệp. Hồi tưởng lại quãng thời gian đó, bà cho hay: “Thời điểm đó, tôi đã nghĩ bây giờ ngồi khóc than cũng chẳng thể giúp tôi hết bệnh. Nếu tôi không thể chữa hết bệnh ung thư thì tôi sẽ chết. Vì thế, những ngày còn lại của cuộc đời tôi thì tôi sẽ phải sống ra sao và nên làm những gì”.

Chính khoảng thời gian bị bệnh đã giúp bà có thời gian nhìn lại cuộc đời mình. Trước lúc mắc bệnh, bà Cao Thị Ngọc Dung tự nhận mình là một người nóng tính, làm việc bất chấp sức khỏe, thích hơn thua trong mọi việc. Nhưng khi đối diện với cái chết, bà nhận thấy rằng sự ganh ghét, hơn thua và tích cách nóng nảy chẳng thể mang lại lợi ích. Từ đó, bà quyết tâm thay đổi tính cách của bản thân và bà đã tìm được bản tâm của chính mình.

Bằng nghị lực của bản thân cùng tâm thái an nhiên, bà đã vượt qua được căn bệnh ung thư. Trải qua biến cố đó, nhân sinh quan của bà cũng thay đổi, bà luôn tự nhủ với bản thân phải luôn cố gắng sống sao cho xứng đáng với cuộc đời, không thể gục ngã trước những khó khăn, thách thức.

Bà Cao Thị Ngọc Dung và chồng Trần Phương Bình.

Một biến cố lớn nữa đến với bà, là cuối năm 2016, trong khi PNJ đang phát triển với tốc độ chóng mặt thì bà nhận được tin chồng bà (Trần Phương Bình) phải ra hầu tòa vì những sai phạm khi điều hành ngân hàng Đông Á. Trong phiên tòa sơ thẩm, ông Bình bị tuyên án tù chung thân, buộc phải bồi thường cho DongABank hơn 27 ngàn lượng vàng và gần 2 ngàn tỷ dồng.

Tháng 11/2019, ông Bình tiếp tục bị truy tố thêm tội danh liên quan tới việc cho vay và chi sai nguyên tắc gây thiệt hại hơn 9,6 ngàn tỷ đồng. 

Bỏ ngoài tai những lời xì xào bàn tán, bà Dung dồn toàn bộ tâm trí vào PNJ. Để rồi, cổ phiếu PNJ vẫn đang ở vùng đỉnh và dường như những thách thức trong vài năm qua không thể cản trở được bà trùm kim tiền.

Gia đình doanh nhân Cao Thị Ngọc Dung – Trần Phương Bình và các con gái Trần Phương Ngọc Giao, Trần Phương Ngọc Thảo, Trần Phương Ngọc Hà. Tháng 6/2020, con gái Trần Phương Ngọc Thảo ứng cử ban lãnh đạo PNJ. 

Trong năm 2019, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận ghi nhận mức lợi nhuận lịch sử đạt trên 1.000 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính, PNJ đạt 17.000 tỷ đồng doanh thu. Kết thúc năm 2019, công ty mở cửa thêm 43 cửa hàng, nâng tổng số cửa hàng của doanh nghiệp lên con số 346. Tính đến ngày 31/12, tổng số vốn của công ty là 8.600 tỷ đồng.

Nữ doanh nhân 63 tuổi từng chia sẻ triết lý kinh doanh đó là đặt lợi ích xã hội và người tiêu dùng lên trên lợi ích doanh nghiệp. Ngoài ra, cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nói riêng về văn hóa tại PNJ, bà Ngọc Dung cho biết luôn hướng đến tính đa dạng và bao trùm trong sử dụng lao động..

Related Posts

Phát hiện cơ sở Kang Beauty phẫu thuật thẩm mỹ “chui” với giá siêu rẻ

Mặc dù chỉ được kinh doanh bán lẻ mỹ phẩm, chăm sóc da nhưng cơ sở Kang Beauty vẫn ngang nhiên hoạt động giải phẫu thẩm mỹ. Ngày 17/3, phòng…

Read more

Tổ chức sinh nhật con gái, “cô dâu 200 cây vàng” gây choáng

Vào dịp sinh nhật 1 tuổi con gái đầu lòng, “cô dâu 200 cây vàng” Nam Định Trần Thu Hương đã chia sẻ những khoảnh khắc cực hoành tráng trong…

Read more

Bà xã diễn viên Chi Bảo: Từ bà chủ công ty “cắt tóc, gội đầu” đến chuỗi thẩm mỹ viện Lavender by Chang

Lý Thùy Chang- bà xã kém 16 tuổi của diễn viên Chi Bảo được biết đến là người phụ nữ giỏi giang trong giới kinh doanh khi là chủ chuỗi…

Read more

Phát hiện cơ sở thẩm mỹ không phép “núp bóng” quán cắt tóc, gội đầu

Dưới tấm bảng hiệu cắt tóc, gội đầu, cơ sở của ông Nguyễn Tấn Phát lại thực hiện các dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ cho khách hàng như phun,…

Read more

Từng “đánh bại” Yoona và Suzy với gương mặt đẹp nhất xứ Hàn, mỹ nhân Penthouse bật mí bước skincare tối giản khiến ai cũng bất ngờ

20 năm trước Eugene từng là gương mặt xinh nhất lịch sử Kpop, và giờ khi đã 40 tuổi nhan sắc của cô vẫn khiến bao người trầm trồ. Eugene…

Read more

Nghệ thuật làm đẹp của phụ nữ bốn phương

Những bật mí dưới đây sẽ giúp bạn sưu tầm thêm nhiều phương pháp làm đẹp vô cùng hiệu quả của phụ nữ thế giới.   Có vẻ như phụ…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *