Nỗi niềm ẩn chứa đằng sau “trào lưu” các bạn vị thành niên bỏ nhà ra đi

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những trường hợp trẻ bỏ nhà đi. Gia đình tìm kiếm khắp nơi, tá hỏa tới cơ quan công an trình báo mất tích, khi tìm thấy thì nguyên nhân lại chủ yếu là do có xích mích với người nhà, ấm ức với bố mẹ và cả khủng hoảng tuổi dậy thì.

1001 lý do bỏ nhà ra đi

T. bỏ đi khỏi địa bàn cùng với một người đàn ông đã có gia đình. Ảnh Báo Nghệ An

Đầu tháng 4, tại Nghệ An đã xảy ra 2 trường hợp con cái bỏ nhà đi biệt tích, khiến cha mẹ hết sức lo lắng, phải nhờ đến sự can thiệp của cơ quan công an. Đầu tiên là trường hợp của nữ sinh Nguyễn Thị T. (14 tuổi), học sinh lớp 8, Trường THCS xã Thượng Sơn, được xác định “mất tích” vào chiều ngày 19/3/2020. Vào thời điểm nói trên, T. được mẹ sai đi mua thuốc chữa bệnh, sau đó không về nhà.

Sau nhiều ngày tìm kiếm bất thành, gia đình trình báo Cơ quan công an. Vào cuộc điều tra, qua trích xuất camera, phát hiện cháu T. bỏ đi khỏi địa bàn cùng với một người đàn ông đã có gia đình, quê tại tỉnh Phú Thọ vào tạm trú làm công cho một xưởng gỗ trên địa bàn. Mãi đến ngày 14/4, gia đình mới có thông tin đã tìm thấy T. tận trong Đắk Nông.

Cách đó không lâu, một gia đình ở TP Vinh cũng hốt hoảng thông báo cậu con trai 11 tuổi cùng bạn “mất tích” khiến công an địa phương phải một phen vất vả để tìm kiếm. Nhưng một ngày sau, mẹ đẻ của cháu từ tỉnh Thừa Thiên Huế gọi điện về báo tin, hai cháu đang ở thành phố Huế trong tình trạng sức khỏe bình thường. 

Một sự việc khác xảy ra vào tháng 11/2019, bà Nguyễn Thị Châu (42 tuổi, trú huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã đến Công an huyện Quỳnh Lưu trình báo về việc con gái Hồ Thị Ng (15 tuổi) mất tích nhiều ngày. Đến ngày 18, công an phát hiện Ng đang ngồi trên xe máy với 2 người lạ và đã bàn giao cho gia đình. Ng cho biết em bỏ nhà đi là “tự nguyện” theo các bạn vì thấy buồn và không thông báo cho gia đình.

Trẻ muốn chứng tỏ sự trưởng thành

Trẻ muốn giành lại quyền làm chủ cuộc đời của mình. Ảnh minh họa

Nói về nguyên nhân khiến trẻ “đi bụi” trên báo Nghệ An, TS.Dương Thị Thanh Thanh, Tổ trưởng bộ môn Tâm lý học, Khoa Giáo dục Trường Đại học Vinh cho rằng, vó thể do các em buồn chán, gia đình thiếu sự quan tâm, vì bị bố mẹ mắng, do thi cử không đạt được kết quả như mong muốn hoặc cũng có khi đơn giản là xuất phát từ những lý do lãng xẹt, như không được chơi điện thoại, hoặc vì mải chơi nên đi lạc. 

Đồng ý với quan điểm này,  trên báo Pháp luật TS. Lê Nguyên Phương, người sáng lập tổ chức Liên hiệp Phát triển Tâm lý Học đường tại Việt Nam cho rằng hành động bỏ nhà ra đi thường xảy ra ở trẻ tuổi vị thành niên, vì ở lứa tuổi này nhận thức của trẻ chưa phát triển đầy đủ để có thể cân nhắc các hậu quả của hành vi.

Đã có không ít những trường hợp đau lòng, các bé gái bị dụ dỗ, lôi kéo của những đối tượng xấu quen qua mạng nên đã bỏ nhà đi theo. Hậu quả là xảy ra những vụ hiếp dâm, bắt cóc, tâm sinh lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài. Đối với các nạn nhân, di chứng để lại không chỉ trên xác thịt mà còn là về tinh thần, “vết thương” này vô hình tạo nên một nỗi mặc cảm tự ti, co mình lại, không tiếp xúc với bên ngoài. Thậm chí có em phải nhập viện điều trj về tâm lý.

Các chuyên gia về trẻ vị thành niên đều có chung một nhận định, trẻ “đi bụi” thường là muốn chứng tỏ sự trưởng thành và tự lập của mình. Đó là sự tự lập về cả cuộc sống và tình yêu. Trong nhiều trường hợp khác, chúng chạy trốn tình trạng cha mẹ ly dị, bạo hành, xâm hại, kỳ thị giới tính, cùng các khủng hoảng tại trường.

Từ những trường hợp trên có thể thấy, gia đình là cốt lõi trong chăm sóc, giáo dục con cái. Bố mẹ không chỉ chăm lo về vật chất cho con, mà nhất thiết phải cần có những kiến thức cơ bản về tâm sinh lý của con. 

Theo chuyên gia Lê Thị Túy (Trung tâm tư vấn tâm lý Tuổi trẻ Hạnh phúc) cũng cho rằng, bố mẹ cần có những kiến thức cơ bản về tâm sinh lý của con. Nếu như chưa biết cần tìm hiểu thêm qua các hội, nhóm, các chuyên gia tâm lý. Bố mẹ cần sắp xếp lại thời gian, dành thời gian cho con nhiều hơn, làm bạn cùng con, quan tâm các mối quan hệ của các con để tránh việc bị lôi kéo, lợi dụng.  

Đối với những trường hợp bỏ nhà đi, khi tìm được các cháu trở về, chuyên gia khuyến cáo cha mẹ không nên nổi giận, đánh đập hay trách móc, mà cần nhẹ nhàng khuyên bảo, trò chuyện để tìm hiểu nguyên nhân, đồng thời cảnh báo về những hiểm họa mà các cháu có thể gặp phải khi sống ngoài xã hội.

Related Posts

Cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn từ các clip giải trí dành cho trẻ em

Thời gian qua, các clip giải trí được đăng tải trên các nền tảng xã hội như facebook, youtube gia tăng một cách nhanh chóng, trong đó, số lượng clip…

Read more

Cô dâu tử vong trong ngày cưới vì than khóc quá nhiều

Một cô dâu ở Ấn Độ đã khóc rất nhiều trong đám cưới của mình rồi đột ngột ngất xỉu và qua đời do trụy tim. Ảnh minh hoạ Một…

Read more

Mùa xuân cổ tích đến với chàng trai “Nick Vujicic của Việt Nam”

Tai nạn điện giật làm chàng sinh viên mất đôi tay. Trong lúc điều trị, anh được một người đàn ông mất đôi tay khác gần gũi, động viên và…

Read more

Vừa hết Tết tôi đề nghị chồng: “Chúng ta ly dị đi” và phản ứng của anh khiến tôi hoảng sợ vô cùng

Suốt 3 ngày Tết ở nhà chồng mà tôi ngột ngạt chán nản về cuộc sống vô cùng, không hiểu mình lấy chồng để làm gì nữa. Vợ chồng tôi…

Read more

Bí mật cách tránh thai của phi tần trong cung, kỹ nữ lầu xanh

Sinh con, làm mẹ là thiên chức trời ban cho người phụ nữ. Tuy nhiên vào thời phong kiến, gái lầu xanh và nhiều cung tần mỹ nữ không muốn…

Read more

Bí mật nụ hôn tuổi già

Có lần tôi bắt gặp một nụ hôn bên trong khung cửa. Đó là nụ hôn ông nội đặt lên đôi má nhăn nheo của bà. Tận sau này tôi…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *