Những vụ tai nạn đáng sợ tại cung đường Tà Năng – Phan Dũng

Trước khi xảy ra sự việc nam thanh niên mất tích 8 ngày khi leo Tà Năng – Phan Dũng, cung đường trekking được mệnh danh đẹp nhất Việt Nam này đã từng chứng kiến nhiều vụ tai nạn đáng tiếc.

Với những hình ảnh đẹp lung linh và choáng ngợp, cung đường Tà Năng – Phan Dũng vài năm trở lại đây thu hút rất đông sự hiếu kỳ của các bạn trẻ.
 
Đây là cung đường đi qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận, với tổng chiều dài khoảng 55 km. Những người khám phá cung đường ngoài việc phải băng rừng trèo đèo còn phải vượt suối, di chuyển từ độ cao 1.100m xuống 500m so với mực nước biển.
 
Diễn biến thời tiết tại khu vực này cũng khá phức tạp. Vì vậy đã có những tai nạn đáng tiếng xảy ra tại đây.
 
Tìm thấy xác nghi phượt thủ mất tích 8 ngày
 
Trước đó, ngày 11/05, phượt thủ Thi Ăn Kiện (SN 1994) cùng 6 người bạn tham gia xuất phát từ tỉnh Lâm Đồng, chính phục cung đường Tà Năng – Phan Dũng (Lâm Đồng – Bình Thuận).
12 giờ trưa ngày 12/05/2018, Kiện bị mất tích trên đường đi xuống. 
 
 

Phượt thủ Kiện trước khi bị mất tích (Hình ảnh do bạn bè cung cấp).

Những người bạn, người thân của Kiện đã nhờ các porter, công an, kiểm lâm địa phương tham gia tìm kiếm từ 9h tối ngày 12/05.
 
Tổng cộng, có gần 100 người gồm các nhóm cứu hộ, tình nguyện viên, người dân quanh khu vực, lực lượng chức năng, kiểm lâm… cùng tìm kiếm Kiện. 
 
Ngày 20/5, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện một thi thể nghi là phượt thủ Thi An Kiện ở khu vực tầng thứ 4 của thác 7 tầng tại núi Công Chúa.
 

Khu vực tìm thấy tử thi nghi của phượt thủ bị bất tích. Ảnh:FB Bảo Lê

Nữ phượt thủ tử vong vì lũ cuốn khi xuyên rừng Tà Năng – Phan Dũng
 
Trước đó, theo thông tin đăng tải trên Zing, sự việc xảy ra vào khoảng 15h ngày 7/10/2017 tại con suối gần thác Yavly (thuộc xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận).
 
 
Chuyến đi cuối cùng của nữ phượt thủ. Ảnh: Lê Nam
 
Nguyễn Việt Tuyết Quân (32 tuổi, trú tại xã Vĩnh Thạnh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) cùng một nhóm bạn thực hiện chuyến đi phượt xuyên rừng Phan Dũng. Khi đến khu vực gần thác Yavly, Tuyết Quân cùng đoàn khách đi bộ qua một con suối.
 
Ban đầu, dòng suối chỉ rộng khoảng 10m, ngập đến đùi. Khi vượt qua đoạn suối sâu nhất, người hỗ trợ chuyến đi nghe thấy tiếng nước chảy lớn đã hô hoán mọi người nhanh chóng lên bờ.
 
Vài  giây sau, nước ở đầu nguồn đổ xuống ồ ạt, Tuyết Quân không thể vào kịp bờ nên đã bị cuốn trôi. 15h ngày 8/10, thi thể của nạn nhân được tìm thấy. Gia đình và người thân đã đưa Tuyết Quân về quê lo hậu sự.
 

Đoạn suối nơi nữ phượt thủ bị lũ cuốn trôi. Ảnh: Lê Nam

Chia sẻ trên SGGP, anh K. (dân tộc K’Ho), một người thường xuyên thồ hàng, hành lý cho du khách trên cung đường Tà Năng – Phan Dũng kể: “Có lần, trong một đoàn khách, có người lên cơn đau bụng dữ dội mà cung đường chỉ mới đi được một nửa, phải đi bộ thêm 1 ngày nữa mới tới đích.
Chúng tôi phải đưa bạn trẻ đó lên ngựa di chuyển suốt mấy giờ ra mé bên kia suối mới có xe thồ chở ra ngoài lộ. Cũng may, chưa có chuyện gì xảy ra”.
 

Cung đường đỏi hỏi người đi phải có nhiều kỹ năng sinh tồn và thể lực tốt. Ảnh: Khúc Văn Bản

B.P., một bạn trẻ đã nhiều lần dẫn khách vượt đường Tà Năng – Phan Dũng, cho rằng, đây là một cung đường nguy hiểm đòi hỏi du khách phải có sự chuẩn bị tốt về kỹ năng, kiến thức, sức khỏe.
“Cũng tuần vừa rồi, trong đoàn tôi dẫn đi có cô gái khá “tiểu thư”, dù sức khỏe không đảm bảo nhưng vẫn tham gia. Hậu quả là không chịu đựng được khi leo đồi, băng rừng, lội suối quá nhiều, cô bé lên cơn khó thở…, khiến cả đoàn hốt hoảng phải thuê xe ôm từ mé suối chở ra đến ngoài đường chính…”, B.P. kể.
 
Chết hụt ở Tà Năng – Phan Dũng
 
Chinh phục Tà Năng – Phan Dũng vào khoảng tháng 9/2017, phượt thủ Thủy Nguyễn (TP.HCM) đã suýt bị nước lũ cuốn trôi.
 
Cô gái trẻ may mắn được bạn bè cứu sống tuy nhiên lần “chết hụt” ấy khiến cô ám ảnh và ghi nhớ suốt đời.
 
Thủy vẫn nhớ như in hành trình ngày hôm đó: “Khoảng 14h, trời đổ mưa, mọi người tìm được một lán gần đó trú tạm. Đến 16h, mưa nhỏ lại và nhóm quyết định đi tiếp để qua được đoạn đường nhiều ổ gà, sình lầy trước khi trời tối. Đi được khoảng 10 m thì gặp phải đoạn đường ngập sâu”.
 
Lúc này, Thủy đề xuất cả nhóm quay lại lán vừa trú mưa ngủ tạm một đêm nhưng trưởng đoàn không đồng ý vì sợ mọi người bị rắn, vắt cắn. Vì vậy mục tiêu bắt buộc là cả nhóm phải ra tới chỗ gửi xe như dự kiến.
 

Ảnh: SGGP

Nhóm quyết định vượt qua những một con suối rộng khoảng 1,5 m, nước cao đến gần cổ người và dòng nước chảy khá siết. Để vượt qua, nhóm phượt đề nghị mỗi người đứng trên bờ lấy đà, cố nhảy qua rồi đưa tay cho người đứng bên kia kéo vào.
 
“Mình cao 1,53 m, chỉ nhảy được khoảng 2/3 chiều rộng con suối. Mình chìm dần, chân không chạm nổi đất để bật lên. Cũng may mình giữ bình tĩnh, cố ngậm miệng để không sặc nước rồi đưa tay lên cao. Nước chảy siết, nhưng may mắn là mọi người kéo tay mình kịp lúc”, chị Thủy nhớ lại về ký ức ám ảnh.
 
Chị Thủy cho rằng, chị đã từng tham gia nhiều chuyến đi nhưng đây là chuyến đi kinh khủng nhất từ trước tới giờ.
 
Đừng đi suối thác nếu bạn không có kinh nghiệm và kỹ năng
 
Một phượt thủ từng đi cung Tà Năng – Phan Dũng hàng chục lần cho biết, khi vượt qua suối nếu thấy nước đục, mạnh thì không nên cố vượt qua vì nước đang đổ xuống rất nhanh và nguy hiểm (trong vòng vài phút là từ mắt cá chân lên tới bụng).
 
Bạn nên chuẩn bị dây buộc chắc chắn để cả nhóm bám nhau khi qua suối. Tuyệt đối không đu dây leo thác hay trượt thác ở nơi hoang dã.
 
Dù là mùa khô địa hình khu vực này cũng không dễ dàng, nhất là với người đến lần đầu vì có nhiều phiến đá trơn, lồi lõm, nằm ở hõm nước. Hơn nữa, phượt thủ thường đeo balo nặng trên vai nếu trượt chân thì mất thăng bằng, khó xử lý.
 
Nếu bạn không phải người nhiều kinh nghiệm, có thể chọn đường khác không qua thác hoặc bỏ qua phương án đi xuyên rừng vào mùa mưa. 
 
Theo Minh Anh/ VietNamnet

Related Posts

Mắc căn bệnh lạ, bé gái 7 tuổi đột ngột không nói, không ăn được

Do mắc hội chứng thần kinh hiếm gặp Guillain-Barré, bé gái 7 tuổi đang khỏe mạnh bỗng nuốt khó, mặt cứng đơ, nói chuyện ú ớ và mất dần khả…

Read more

13 lần xét nghiệm, BN1405 vẫn dương tính SAR-nCoV-2 dù không ho, sốt

Sau 42 ngày điều trị, trải qua 13 lần xét nghiêm, BN1405 vẫn dương tính SAR-nCoV-2 dù người này không có biểu hiện ho, sốt, khó thở. Chiều 21/1, bác…

Read more

Tết Dương lịch, Đà Nẵng đón hơn 50,3 nghìn lượt khách, tăng gần 40% so với dự kiến

Những ngày đầu năm 2021, Đà Nẵng đón hơn 50,3 nghìn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng gần 40% so với dự kiến. Khách du lịch quay trở…

Read more

Du khách thích thú với những chương trình đặc sắc khu di sản Huế

Trong dịp nghỉ lễ đầu năm mới 2021, khu di sản Hoàng cung Huế đã phục vụ khách tham quan trải nghiệm nhiều chương trình đặc sắc: Tái hiện Lễ…

Read more

3 nhà thờ trăm tuổi nhất định phải check-in khi tới TP.HCM

Các nhà thờ cổ hàng trăm năm tuổi với kiến trúc lạ mắt là điểm nhất định phải check – in khi tới TP.HCM. Ảnh: Nhà thờ Đức Bà Nhà…

Read more

Sa Pa đón trên 65.000 du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2021

Trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch (1 – 3/1), khu du lịch Quốc gia Sa Pa (Lào Cai) đón trên 65.000 người đến tham quan, trải nghiệm. Thống kê…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *