Tại sao ăn ít vẫn tăng cân và giải pháp cho tình trạng này?

Nguyên tắc giảm cân là lượng calo nạp vào thấp hơn lượng calo tiêu thụ. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp ăn ít vẫn tăng cân đều đều. Bạn có biết vì sao không? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Những cô nàng có kích cỡ quá khổ luôn luôn tự thắc mắc vì sao ăn ít vẫn tăng cân. Rồi thì ăn gì cũng mập. Tuy nhiên, chị em lại không biết được những nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng này. Bạn gái, đặc biệt là các chị em sau khi sinh lại tăng cân dễ như vậy? Bài viết này, Elipsport tổng hợp lại các vấn đề nhằm giải thích rõ hơn về tình trạng này, qua đó giúp bạn có thể tự điều chỉnh để có được thân hình đẹp nhất!

Ăn ít vẫn tăng cân

Ăn ít mà vẫn tăng cân

1. Vì sao ăn ít vẫn tăng cân?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ăn ít mà vẫn bị tăng cân. Chi tiết một số nguyên nhân được lý giải cụ thể như sau:

1.1. Ăn ít vẫn tăng cân vấn đề ở bài toán nội tiết tố

Một nguyên nhân không ai ngờ tự dẫn đến việc ăn ít vẫn tăng cân là do tuyến giáp. Vai trò của loại tuyến này thông qua việc trao đổi chất là rất quan trọng. Nếu như có những bất thường về tuyến giáp sẽ làm cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị rối loạn. Đồng nghĩa với hooc-môn cortisol và Insulin cao, làm gia tăng cảm giác thèm ăn và khiến cho cơ thể mất kiểm soát về cân nặng.

Ăn ít vẫn tăng cân

Cân nặng là mối bận tâm chung của chị em

1.2. Lựa chọn thực phẩm không đúng cách cũng dẫn đến ăn ít mà vẫn mập

Ăn ít vẫn tăng cân đó là do chị em đã lựa chọn sai thực phẩm cho mình. Để giảm cân cơ thể cần có một sự cân bằng lượng calo trong thực đơn hàng ngày. Do vậy, rất nhiều chị em lựa chọn việc ăn ít đi so với bình thường. Tuy nhiên, nếu như bạn đang thực hiện khẩu phần ăn thấp hơn bình thường, nhưng vẫn không giảm được cân nặng của cơ thể. Điều này cho thấy bạn đã không cắt giảm được lượng calo từ chế độ ăn hàng ngày.

Đốt cháy mỡ thừa, giảm cân hiệu quả thông qua việc cắt giảm calo là cần thiết và quan trọng. Nhưng điều đó lại không đạt được kết quả tốt nếu như lượng calo nạp vào hàng ngày là không phù hợp.

lua-chon-thuc-pham-khi-an

Lựa chọn thực phẩm hợp lý khi ăn

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì lượng calo trung bình cần duy trì ở mức 30 Kcal/1 kg cân nặng để cần thiết cho hoạt động một ngày. Ngoài ra để tăng hiệu quả của việc giảm cân thì ngoài việc chế độ giảm lượng calo trong khẩu phần ăn hợp lý. Chị em cần phải có những bài tập kết hợp, mới có thể làm tiêu giảm được lượng calo dư thừa trong cơ thể.

1.3. Nguyên nhân ăn ít vẫn tăng cân là do gen 

Ăn ít mà lại tăng cân do gen di truyền là một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học. Nếu một người có trong mình một loại gen quy định sự béo phì, thì khả năng hấp thụ các loại chất béo của họ sẽ cao hơn so với những người bình thường.

Chính vì nguyên nhân này mà mặc dù có ăn ít đi bao nhiêu thì quá trình trao đổi chất chậm lại. Nỗi khổ của họ cũng không những không sử dụng mỡ thừa tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Mà còn ngược lại nó sẽ tích tụ lượng mỡ thừa đó gây ra tình trạng tăng cân.

Ăn ít vẫn tăng cân

Gen có thể khiến bạn dễ bị béo phì hơn người khác

1.4. Rối loạn giấc ngủ, căng thẳng, stress

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe, đầu óc tỉnh táo và ảnh hưởng đến cân nặng. Vì vậy, nếu bạn ăn ít vẫn tăng cân, hãy xem xét lại vấn đề giấc ngủ. Khi ngủ, cơ thể đào thải những chất độc hại bên trong cơ thể ra ngoài thông qua đường bài tiết, điều chỉnh những hormone giúp giảm cân như ghretin, Cortisol, insulin, leptin… để àm tăng hiệu quả giảm cân. Nếu bạn thiếu ngủ, lượng hormon leptin sẽ giảm và hormone ghretin tăng lên tạo nên sự thèm ăn, đói bụng. Do đó, người trải qua một đêm mất ngủ sẽ cảm thấy muốn ăn gì đó khiến cân nặng tăng. Ngoài ra, việc không ngủ đủ giấc làm cho tinh thần căng thẳng, dẫn đến sản sinh ra quá nhiều hormone Cortisol làm thèm ăn các món có đường, món ngọt, gây thành tình trạng béo phì.

Theo nghiên cứu vào năm 2000 từ những nhà nghiên cứu tại Đại học Yale, khi con người căng thẳng thì hormone căng thẳng cortisol trong cơ thể tăng lên dẫn đến vùng bụng tăng cân, đồng thời gây nên những chứng bệnh như tiểu đường, tim mạch… Thông thường, người bị căng thẳng, stress thường có nhu cầu ăn uống gia tăng, nhưng quá trình trao đổi chất lại giảm khiến thừa cân béo phì.

1.5. Ăn sáng quá muộn

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, cung cấp năng lượng cho các hoạt động của ngày dài. Tuy nhiên, không phải ăn sáng lúc nào cũng được. Việc ăn sáng quá muộn sẽ khiến những bữa ăn khác bị ảnh hưởng và thay đổi, dẫn đến ăn tối trễ. Cơ thể ít hoạt động vào ban đêm nên việc ăn tối trễ sẽ làm những thức ăn, năng lượng nạp vào chuyển sang trạng thái dự trữ nên dù bạn ăn ít vẫn tăng cân.

Ăn ít vẫn tăng cân

Ăn sáng muộn kéo theo sự ảnh hưởng của các bữa ăn khác trong ngày

Related Posts

Làm gì khi trẻ ngày càng ngang ngược?

Với những trẻ ngang ngược và cứng đầu, các biện pháp xử lý mạnh từ phía cha mẹ như quát nạt, đánh đòn đều có vẻ vô tác dụng. Mong…

Read more

Tiêu chuẩn của phụ nữ hoàn hảo trong mắt đàn ông

Trên đời không có gì là hoàn hảo, mọi thứ chỉ mang tính chất tương đối. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cố gắng đi tìm tiêu chuẩn cho…

Read more

Hành trình tình yêu của Trương Ngọc Ánh và Kim Lý

Trải qua hai năm gắn bó, cặp tình nhân từng dẫn nhau gặp bố mẹ, thậm chí nghĩ đến chuyện kết hôn nhưng cuối cùng vẫn chia tay vì không…

Read more

Trẻ đang bị tiêu chảy có nên uống sữa hay không?

Xin chào bác sĩ, con trai tôi năm nay 7 tuổi, con hiện đang bị tiêu chảy. Trong khẩu phần ăn hàng ngày của con có sữa tươi. Con đang…

Read more

10 tác dụng kỳ diệu của nụ hôn đối với sức khỏe và sắc đẹp

Nụ hôn không chỉ là cách thể hiện tình yêu mà nụ hôn còn là thần dược ngăn ngừa bệnh tật, giảm đau, đốt cháy calo, hạn chế nếp nhăn……

Read more

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và những thực phẩm không nên ăn

Một số phụ nữ mang thai có thể bị đái tháo đường thai kỳ. Lúc này, việc băn khoăn không biết tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và cần…

Read more