Chuyến đi chơi biển vào mùa hè là món quà tuyệt vời đối với mọi đứa trẻ. Nhưng để đảm bảo chuyến đi vui vẻ và an toàn, bố mẹ nên trang bị đầy đủ vật dụng cần thiết để các bé được vui chơi thoải mái cũng như an toàn
Trước khi đi, các mẹ hãy cân nhắc tới những yếu tố như nguồn nước, sóng lớn, rác thải, sứa,… Bởi vì, những gì bạn cần quan tâm là một kỳ nghỉ an toàn, lành mạnh và những giây phút thư giãn bên nhau. Vì vậy việc chọn một nơi yên bình, an toàn và vắng khách du lịch là điều ưu tiên hàng đầu.
Ảnh minh họa
Ngoài tra cứu thông tin trên mạng, hãy tham khảo thêm ý kiến từ bạn bè, người thân có kinh nghiệm hoặc hỏi kỹ phía đại lý du lịch về vùng biển gia đình định đi.
2. Hành lý đi biển cho bé
C ác mẹ nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cá nhân cho bé như: khăn tắm, áo phao, phao bơi, nón bơi, đồ bơi và dép kẹp đồng bộ sẽ khiến trẻ thích thú; đồng thời hỗ trợ bố mẹ “nhận diện” con ở nơi đông người.Thay vì thuê ở các khu du lịch, phụ huynh sẽ yên tâm hơn nếu sử dụng nmón đồ đã được xem xét kỹ về chất lượng. Ngoài lúc đi biển, áo phao cũng rất cần thiết khi trẻ đi hồ bơi, công viên nước; vì vậy bố mẹ không cần lo lãng phí.
Nếu đi dài ngày và đi bộ nhiều, nên mang theo đầy đủ xe đẩy, địu, đề phòng bé không hợp tác việc đi bộ thì các cũng không mỏi vì bế ẵm lâu. Việc dùng xe đẩy hay địu thì tuỳ địa hình
Ảnh minh họa
Mang theo một số đồ ăn cơ bản gọn nhẹ đề phòng con quá kén ăn hoặc đồ ăn vùng miền quá đặc trưng. Sữa cho bé ưu tiên sữa tươi để tránh cồng kềnh vật dụng pha và đựng. Nếu đi dài ngày thì các mẹ nên mang theo vài bữa sữa bột để bé uống đêm và để lại tại khách sạn thôi.
Bên cạnh đó, các mẹ nên chuẩn bị các loại thuốc dự phòng tối thiểu (hạ sốt, thuốc ho..); đo nhiệt độ; vài miếng băng gạc dự phòng; bông gòn y tế, thuốc, vật dụng tránh, đuổi muỗi
3. Đồ dùng chống nắng cho bé
Làn da trẻ nhỏ rất nhạy cảm trước các tác nhân từ bên ngoài, đặc biệt là trong thời tiết nắng gắt mùa hè. Quần áo, nón vốn không đủ khả năng bảo vệ da mà chỉ giảm bớt ảnh hưởng của các loại tia có hại trong ánh mặt trời. Do đó, bé cần được thoa kem chống nắng đầy đủ trước khi xuống nước.
Ảnh minh họa
Bố mẹ nên chọn kem chống nắng “tự nhiên” hoặc “không hóa chất” chỉ số bảo vệ SPF nên ít nhất là 15 nhưng không cần cao quá 30.
Về cách sử dụng, nên bôi một lớp dày và đảm bảo bao phủ tất cả bộ phận trên cơ thể, nhất là vùng da dễ bị cháy nắng như tai, mũi, gáy và vai. Thường xuyên thoa lại kem chống nắng 2 tiếng 1 lần để đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài kem chống nắng, áo tắm, mũ đội có vành, kính mát, khăn bông, áo choàng… bạn cần cho con uống đều đặn và đủ nước để bảo đảm sức khỏe
4. Luôn trông chừng và không để con chơi xa bố mẹ
Các mẹ lưu ý, tuyệt đối không cho con bơi xa khỏi tầm mắt của mình, vì những nơi xa bờ có thể có những dòng chảy rất nguy hiểm. Và, tuyệt đối không nên để con chơi một mình hoặc tự bơi ra biển ngay cả khi bé đã lớn và biết bơi bởi các bé chưa thể tự ứng phó với những sự cố bất ngờ xảy ra như chuột rút, đuối nước, sặc nước…
Luôn luôn yêu cầu các con phải mặc áo phao khi ra biển, vì dù con có bơi tốt đến đâu thì sức khỏe con cũng rất yếu so với sóng biển và các dòng chảy ngầm.
Ảnh minh họa
Đặc biệt, bố mẹ không nên để trẻ tắm lâu, bởi vì, khi tắm biển, trẻ dễ bị nhiễm lạnh do da trẻ còn yếu, gió biển mạnh và không gian rộng nên việc cảm lạnh, dễ dẫn đến viêm đường hô hấp nặng hơn là dẫn đến viêm phổi. Do đó, các mẹ nên chú ý thời gian tắm, vui chơi của trẻ.
Khi đưa con lên bờ, tốt nhất bạn hãy lau người và thay đồ khô cho bé.
5. Vệ sinh cho bé khi tắm biển xong
Bố mẹ nên nhớ, cát ở bãi biển là tác nhân kích thích lên da của trẻ nhỏ vì thế cần để ý bảo vệ bé khi gió thổi cát vào người trẻ. Nếu không may có hạt cát rơi vào mắt trẻ thì nên rửa mắt cho trẻ bằng vải tiệt trùng thấm dung dịch huyết thanh sinh lý
Sau khi tắm biển, các mẹ nên nhỏ mắt cho trẻ bằng dung dịch huyết thanh sinh lý để giảm tác dụng kích thích của nước biển.
Nếu bị vài hạt cát lọt vào tai, nên dùng bông thấm huyết thanh sinh lý lấy ra.
Hoàng Hằng tổng hợp