Dưới đây là những bài học đắt giá mà chị em sẽ nhận ra khi 30 tuổi. Hãy đọc và cảm nhận rõ hơn về cuộc sống.
Thứ nhất: Hãy bắt đầu tiết kiệm cho nghỉ hưu ngay bây giờ
Đây là phần thông tin phổ biến nhất trong các email mà hầu như mọi người đều nhắc tới, đó là quản lý tài chính của bạn và bắt đầu tiết kiệm cho nghỉ hưu ngay hôm nay.
Chia sẻ của ông Kash, 41 tuổi: “Ở độ tuổi 20, tôi đã tiêu tiền một cách liều lĩnh và vô nghĩa. Nhưng ngoài 30 tuổi, bạn nên chú trọng vào tình hình tài chính của mình, đặc biệt kế hoạch nghỉ hưu không được xem thường. Bạn nên tìm hiểu những vấn đề vốn rất nhàm chán như bảo hiểm, (quỹ hưu trí tư nhân) và thế chấp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến bạn ngay từ bây giờ”.
Có một vài lời khuyên khác như:
– Hãy coi đây là thời điểm tốt để thanh toán hết nợ càng sớm càng tốt.
– Nên tạo ra một “quỹ khẩn cấp”. (Đã có hàng nghìn câu chuyện đau thương về những người cạn kiệt tài chính do các vấn đề sức khỏe, kiện tụng, ly hôn, các giao dịch kinh doanh thất bại,…).
– Dành một phần tiền lương cho các quỹ hưu trí tư nhân (401ks), tài khoản hưu trí cá nhân (IRA) hoặc ít nhất là một tài khoản tiết kiệm.
– Đừng tiêu pha lãng phí. Không nên mua nhà trừ khi bạn có thể thế chấp với mức giá tốt.
– Đừng đầu tư vào bất cứ thứ gì bạn không hiểu. Không được quá tin tưởng vào các nhà môi giới chứng khoán.
Một độc giả bày tỏ: “Nếu số tiền bạn nợ nhiều hơn 10% tổng tiền lương hàng năm thì đây là một báo động đỏ. Hãy thoát khỏi nợ nần và bắt đầu tiết kiệm”.
Một số người có những bài học xương máu khi không để dành tiền tiết kiệm ở độ tuổi 30. Độc giả có tên Jodi ước rằng bà đã bắt đầu tiết kiệm 10% số tiền lương của mình khi 30 tuổi. Sự nghiệp của cô bất ngờ xuống dốc và hiện tại cô đang “mắc kẹt” ở tuổi 57 khi sống qua ngày chỉ bằng tiền lương ít ỏi hàng tháng.
Một người phụ nữ 62 tuổi không có kế hoạch cho tương lai vì chồng bà hoàn toàn có thể nuôi được cả gia đình. Sau đó, họ ly dị, rồi bà gặp phải những vấn đề sức khỏe và dùng hết số tiền đền bù trong vụ ly hôn. Câu chuyện của một người đàn ông khác cũng tương tự, đó là ông phải sống nhờ tiền hỗ trợ của con trai sau khi bất ngờ mất việc trong vụ tai nạn năm 2008.
Điều quan trọng rút ra sau những bài học đó là tiết kiệm sớm và tiết kiệm càng nhiều càng tốt. Một phụ nữ gửi email cho tôi nói rằng cô ấy đã làm việc với mức lương thấp và phải nuôi hai đứa trẻ trong độ tuổi 30. Tuy nhiên, cô ấy vẫn quản lý tiền tốt và gửi vào quỹ hưu trí mỗi năm. Bởi vì cô bắt đầu sớm và đầu tư khôn ngoan, nên hiện tại cô ấy đã ở độ tuổi 50 và vẫn ổn định về tài chính. Do vậy, không gì là không thể, dù bạn là ai, có mức lương như thế nào.
Thứ 2: Bài học về giá trị của tình bạn
Tình bạn ở tuổi 30 khác hoàn toàn với tuổi đôi mươi. Thời điểm này, bạn sẽ nhận ra bạn bè không cần số lượng, chỉ cần chất lượng. Bạn bè không cần nhiều, nhưng chỉ cần gọi là sẽ có mặt.
Không cần phải ở bên nhau mỗi ngày, chỉ cần khi có chuyện buồn, họ sẵn sàng có mặt ủi an bạn. Bạn bè không cần phải liên lạc thường xuyên nhưng luôn biết tình hình của nhau như thế nào.
Một tình bạn đẹp không nằm trên thước đo tiền bạc và địa vị của người đó mà dựa vào sự thấu hiểu lẫn nhau. Ở độ tuổi này, bạn chẳng còn quá nhiều thời gian rảnh để tìm cho mình những mối quan hệ mới.
Vì vậy phụ nữ nên trân trọng những mối quan hệ cũ của mình. Đừng vì bận việc mà lãng quên nhau. Đừng vì những hờn ghen đố kỵ mà từ mặt, không gặp nhau nữa.
Có thể nói sau tình thân, tình bạn là mối quan hệ được đề cao nhất. Bởi bạn bè là những con người hoàn toàn xa lạ trở nên thấu hiểu nhau, chịu đi bên nhau trong những tháng năm tuổi trẻ đầy chông gai.
Thứ 3: Chăm sóc sức khỏe ngay bây giờ
“Phải 10 đến 15 năm sau bạn mới có thể cảm nhận được sự lão hóa do dấu hiệu của tuổi tác. Sức khỏe của bạn giảm sút nhanh chóng nhưng sẽ rất khó nhận ra, hoặc là bạn không muốn chấp nhận sự thật”, độc giả có tên Tom, 55 tuổi cảm nhận.
Chúng ta đều biết cách để chăm sóc sức khoẻ của mình. Chúng ta đều biết ăn thức ăn có lợi, ngủ đủ giấc và tập thể dục nhiều hơn… Nhưng cũng giống như những khoản tiết kiệm hưu trí, rất nhiều người đã đồng tình và nhấn mạnh rằng hãy chăm sóc sức khỏe ngay từ bây giờ. Sức khỏe bị giảm sút không chỉ trong một năm mà nó tích tụ dần qua năm tháng khiến bạn không nhận ra. Đây là thập kỷ để làm chậm sự suy giảm đó.
Lời khuyên này không phải xuất phát từ những lý thuyết suông mà từ email của những người đã sống sót sau cơn đau tim, đột qụy, những người mắc bệnh tiểu đường và các vấn đề về huyết áp, khớp và đau mãn tính.
Họ đều nói chung một điều: “Nếu có thể quay trở lại, tôi sẽ bắt đầu ăn uống tốt hơn, tập thể dục thường xuyên và tôi sẽ không dừng lại. Bây giờ tôi đang sửa sai nhưng có vẻ nó không có quá nhiều tác dụng”.
Thứ 4: Bài học về sự trả giá, quả báo
Gieo nhân nào gặt quả nấy là điều mà từ xưa đến giờ chưa bao giờ sai. Người hiền lành, lương thiện sẽ nhận được quả ngọt sau này. Người luôn làm những chuyện ác, tìm cách hãm hại người khác sẽ nhận lại trái đắng.
Vì vậy phụ nữ đừng hơn thua, ganh ghét, hãm hại ai. Người khác không tốt với mình thì thôi không đá động đến nữa. Đừng tìm cách hạ bệ, chơi xấu họ làm gì.
Cuộc đời này có vay ắt có trả, người làm chuyện xấu với mình chắc chắn sẽ nhận lại những điều tồi tệ. Còn bản thân cứ bình thản sống tốt cuộc đời của mình, đừng sân si, cũng đừng oán hận. Bạn sống tốt ắt hẳn sẽ nhận được phúc đức sau này.
Thứ 5: Bài học về mất mát, tổn thương
Sẽ có những nỗi đau lần đầu trong đời đàn bà phải nếm trải vào những năm 30. Như lần đầu tiên biết đau hơn thất tình chính là ly hôn, đau hơn việc đánh mất hạnh phúc chính là
không thể có con, hay nỗi đau tột cùng nhất là tiễn một người thân ra đi vĩnh viễn. Dù rằng, những vết thương này chẳng dễ lành, thậm chí cả đời cũng không ngừng âm ỉ, đàn bà cũng vẫn phải sống và đi tiếp.
Vì cuộc sống không dừng lại khi ta đau, cũng không đợi ngày ta lành lặn trở lại, mọi thứ đều chạy thật nhanh về trước. Và ta, chỉ có thể lựa chọn, một là bị bỏ lại, hay là phải đi cùng với cuộc sống. Là học chấp nhận với tổn thương, sống cùng nó và trưởng thành hơn.
Thứ 6: Mọi người đều có công việc của riêng họ
Có vẻ như đây là một câu nói khá cổ hủ và thường được nói trong một ngữ cảnh tiêu cực. Tuy nhiên nó đang sử dụng nó theo một cách khác: Vào cuối ngày, tất cả chúng ta phải dành thời gian để phục vụ chính bản thân mình. Dĩ nhiên, có những người bạn có thể tin tưởng, nhưng cách tốt nhất để khiến chính bạn dễ chịu là hãy biết rằng mỗi người đều có công việc của riêng mình
Bạn không thể kiểm soát những người khác. Bạn không thể mong họ coi trọng bạn hơn chính bản thân họ được. Thay vào đó, trong khả năng có thể, hãy để ý và giúp đỡ người khác để họ có thể đạt được mong muốn của mình, cũng giống như khi bạn yêu cầu sự giúp đỡ của họ để đạt được giấc mơ của chính bạn. Bằng cách này, những mối quan hệ sẽ luôn đi theo một hướng đi tích cực.
Thứ 7: Bạn không thể có mọi thứ. Hay tập trung làm ít nhưng tốt nhất có thể
“Mọi thứ trong cuộc sống đều phải được cân bằng. Bạn phải từ bỏ một thứ để có thứ khác và bạn không thế có được tất cả. Hãy chấp nhận điều đó”. (Eldri, 60 tuổi)
Ông Ericson, 49 tuổi viết: “Ở độ tuổi 20, chúng ta có rất nhiều ước mơ và hoài bão. Chúng ta tin rằng mình là người giàu có về mặt thời gian nhất. Bản thân tôi cũng từng có ảo mộng rằng trang web của tôi sẽ là công việc đầu tiên trong rất nhiều công việc khác sau này của tôi. Nhưng tôi không lường trước rằng phải mất gần một thập kỷ, tôi mới có thể hoàn thiện được nó. Và hiện tại, tôi là người có đủ trình độ và tôi yêu thích công việc này. Tại sao tôi phải bỏ gần 10 năm để được như bây giờ?
Chỉ một từ thôi: “tập trung”. Bạn chỉ có thể đạt được thành công nếu bạn tập trung vào một điều và làm nó thực sự tốt”.
Một vài độc giả lưu ý rằng, hầu hết mọi người chọn nghề nghiệp ở lứa tuổi thiếu niên hoặc ngoài 20. Nhưng đối với nhiều người đã trải qua quãng thời gian này, họ thường cảm thấy đó là lựa chọn sai lầm. Phải mất nhiều năm để tìm ra những điều chúng ta thực sự giỏi và yêu thích. Tốt hơn hết là tập trung vào thế mạnh của mình và phát huy tối đa nó thay vì tốn thời gian vô ích vào những công việc nhàm chán.
Đối với một số người, điều này có nghĩa là phải chấp nhận với rủi ro lớn, ngay cả khi ở độ tuổi 30 trở lên. Họ chấp nhận bỏ công việc mà họ đã bỏ ra cả chục năm để xây dựng và trở thành thói quen.
Hồng Thu (t/h)/Khoevadep