Nhiều trẻ nhỏ gặp nguy hiểm do kiến ba khoang cắn, bố mẹ cần quan sát, nhắc nhở con cẩn thận

Trong khi người lớn biết cách tránh để kiến ba khoang làm tổn thương mình thì trẻ nhỏ lại chưa ý thức được điều này; bởi vậy, cha mẹ cần quan sát, nhắc nhở con cẩn thận.

Kiến ba khoang “tái xuất”

Thân kiến ba khoang chia khoang màu rõ rệt.

Thời gian gần đây, số bệnh nhân đến khám do tiếp xúc với kiến ba khoang tại Bệnh viện Da liễu Trung ương tăng mạnh. Trung bình mỗi ngày có đến hơn 100 bệnh nhân đến khám.

Theo thông tin từ Bệnh viện Da liễu Trung ương, những trường hợp viêm da nặng, tổn thương lan nhanh sau khi tiếp xúc với kiến ba khoang đều do chà xát, làm độc tố của kiến lan ra. Bệnh nhân cần điều trị kết hợp kháng sinh, kháng histamin giảm đau, ngứa, bội nhiễm và phải mất từ 5-7 ngày, tình trạng bệnh mới ổn định.

Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N), độc tính mạnh gấp 12 – 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Kiến ba khoang xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 11, đặc biệt vào những thời điểm thời tiết mưa nhiều, ẩm ướt.  

Có một điều cần lưu ý là khi nhìn thấy kiến ba khoang, chúng ta không nên chà sát để giết kiến bởi khi đó chất độc trong kiến sẽ được phóng ra và làm tổn thương da. 

Tuy nhiên, trẻ nhỏ thì lại chưa ý thức được điều này, trẻ có thể nghịch hoặc lấy tay bắt, giết kiến, điều đó sẽ khiến trẻ gặp nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ cần hướng dẫn cho con hoặc ghi nhớ cách xử trí khi không may con bé bị kiến ba khoang tấn công. 

Dấu hiệu trẻ bị kiến ba khoang đốt

Tổn thương do kiến ba khoang gây ra.

Kiến ba khoang thường tấn công trẻ ở những vị trí như cánh tay, cổ, mặt. Ban đầu bé có thể sẽ không cảm thấy có bất cứ triệu chứng nào. Nhưng khoảng 12-24h sau, bé có thể bị bỏng và ngứa nhiều xung quanh những vùng bị kiến ba khoang đốt. 

Tiếp tục 2-3 ngày sau khi tiếp xúc với kiến ba khoang, khu vực này có thể đỏ tấy, sưng lên và bắt đầu xuất hiện các vết loét nhỏ. Sau đó chúng trở thành những vết rộp rồi vỡ ra như vết bỏng. Nếu không quan sát con kỹ càng, thường thì đến thời điểm vết thương đã trở nên giống vết bỏng, bố mẹ mới phát hiện ra. 

Nếu tay của bé có dính chất độc của kiến ba khoang mà chạm vào mắt, có thể dẫn đến sưng mắt, đỏ mắt hoặc các biến chứng nguy hiểm khác. Nếu tình trạng nhiễm độc nặng, bé sẽ kèm theo triệu chứng sốt, nổi hạch và đau vùng cổ, nách…

Sau 3 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy và sau 5-7 ngày thì vảy bong hết nhưng để lại vết thâm lâu biến mất. 

Làm gì khi bị bị chất độc của kiến ba khoang dính vào da?

– Lấy nước sạch mát rửa chỗ kiến đốt rồi cho xà phòng vào rửa. Bạn phải hết sức nhẹ nhàng nếu không sẽ làm trầy xước hoặc vỡ vết thương.

– Nhanh chóng bôi hồ nước (có bán ở các hiệu thuốc). Những ngày sau đó, tùy vào mức độ bị kiến đốt bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bên cạnh việc bôi hồ nước đều đặn.

– Nốt ban đỏ bị chuyển sang nốt mụn mủ, phồng rộp lên: Bạn nên dùng thêm mỡ Oxyde kẽm, mỡ kháng sinh để bôi lên da.

– Nếu vết đốt có dấu hiện lở loét, nhiễm khuẩn, bị rỉ mủ: Bạn bôi thêm dung dịch xanh metilen 1% và để yên tâm bạn nên đến các cơ sở Y tế để khám và điều trị kịp thời.

– Mỗi ngày bạn nên bôi thuốc thành 2 lần, trước khi bôi bạn rửa sạch vết thương với nước muỗi loãng (có bán ở các hiệu thuốc).

Phòng tránh kiến ba khoang đốt trẻ bằng cách nào? 

– Với những trẻ đã lớn, bố mẹ cần hướng dẫn con không dùng tay để bắt, miết hay giết kiến ba khoang. Thay vào đó, nên thổi hoặc đặt 1 tờ giấy để kiến bò lên và lấy ra khỏi người. 

– Thường xuyên quan sát con để nhận ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ nếu có tiếp xúc với kiến ba khoang. 

– Để phòng tránh tổn thương do kiến ba khoang, cần vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thoáng mát. Buổi tối che mẹ nên tắt các bóng điện có ánh sáng xanh, tím (bóng điện huỳnh quang, bóng tuyp…) thay vào đó là bóng điện có ánh sáng đỏ, vàng (đèn dây tóc).

– Trước khi đi ngủ, nên kiểm tra kĩ giường gối, chăn chiếu cho trẻ. 

– Trước khi mặc quần áo cho con cần giũ sạch xem có kiến ba khoang hay không.

Kiến ba khoang (một số nơi còn gọi là: kiến khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, kiến cong…) là loài côn trùng có màu là các khoang đen – vàng cam xen kẽ, có thân mình thon, dài như hạt thóc, dài 1 – 1,2cm, ngang 2 – 3mm; kiến có 3 đôi chân, 2 đôi cánh, một đôi cánh dài mỏng trong suốt gấp lại gọn gàng và dấu bên dưới đôi cánh cứng ngắn, bay và chạy rất nhanh.

Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng… Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, thuận lợi cho kiến phát triển. Kiến ba khoang ưa thích ánh sáng đèn ban đêm n
ên bay vào theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn…

 

Related Posts

Cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn từ các clip giải trí dành cho trẻ em

Thời gian qua, các clip giải trí được đăng tải trên các nền tảng xã hội như facebook, youtube gia tăng một cách nhanh chóng, trong đó, số lượng clip…

Read more

Cô dâu tử vong trong ngày cưới vì than khóc quá nhiều

Một cô dâu ở Ấn Độ đã khóc rất nhiều trong đám cưới của mình rồi đột ngột ngất xỉu và qua đời do trụy tim. Ảnh minh hoạ Một…

Read more

Mùa xuân cổ tích đến với chàng trai “Nick Vujicic của Việt Nam”

Tai nạn điện giật làm chàng sinh viên mất đôi tay. Trong lúc điều trị, anh được một người đàn ông mất đôi tay khác gần gũi, động viên và…

Read more

Vừa hết Tết tôi đề nghị chồng: “Chúng ta ly dị đi” và phản ứng của anh khiến tôi hoảng sợ vô cùng

Suốt 3 ngày Tết ở nhà chồng mà tôi ngột ngạt chán nản về cuộc sống vô cùng, không hiểu mình lấy chồng để làm gì nữa. Vợ chồng tôi…

Read more

Bí mật cách tránh thai của phi tần trong cung, kỹ nữ lầu xanh

Sinh con, làm mẹ là thiên chức trời ban cho người phụ nữ. Tuy nhiên vào thời phong kiến, gái lầu xanh và nhiều cung tần mỹ nữ không muốn…

Read more

Bí mật nụ hôn tuổi già

Có lần tôi bắt gặp một nụ hôn bên trong khung cửa. Đó là nụ hôn ông nội đặt lên đôi má nhăn nheo của bà. Tận sau này tôi…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *