Người phụ nữ mới 29 tuổi đã bị gout, tưởng là lạ nhưng lại thường xảy ra với 4 trường hợp này

Người phụ nữ mới chỉ 29 tuổi, nói không với rượu bia, thuốc lá cũng không có tiền sử béo phì, bệnh nền hay di truyền nhưng vẫn bị gout.

Nhắc tới bệnh gout, không ít người quan niệm sai lầm rằng đây là bệnh của nam giới, đặc biệt là những người đàn ông trung niên bụng bia, to béo là các đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Tuy nhiên những năm gần đây, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh gout đã tăng lên đáng kể, thậm chí gần như cân bằng tỷ lệ mắc bệnh với nam giới.

Ngón tay sưng tấy của người phụ nữ 29 tuổi bị gout. Ảnh: Sohu

Mới đây, một bệnh nhân nữ 29 tuổi đến từ Tứ Xuyên (Trung Quốc), đã phải vào viện vì khớp ngón trỏ trái sưng tấy và đau nhức suốt nhiều ngày.

Qua kiểm tra, khớp ngón tay trỏ trái của bệnh nhân sưng tấy, mềm, cử động bị hạn chế, chỉ số acid uric trong máu là 344μmol/L. Kết quả chụp CT cho thấy lắng đọng tinh thể urat, gây tổn thương vào sâu trong các khớp, dấu hiệu cho thấy bệnh nhân bị gout.

Trên thực tế, nội tiết tố estrogen trong cơ thể có vai trò rất quan trọng kiểm soát acid uric máu, nhờ đó, phụ nữ trẻ dường như “miễn dịch” với bệnh gout.

Ngoài ra, một số lý do khách quan khác như việc ít uống rượu giao lưu, ăn các sản phẩm thủy sản, nội tạng động vật và các thực phẩm có hàm lượng purin cao khác hay áp lực công việc ít hơn so với nam giới, nên tỷ lệ phái nữ mắc bệnh chẳng khác gì tỷ lệ trúng xổ số độc đắc.

Tuy nhiên, bệnh nhân nữ trên chưa đầy 30 tuổi, nghĩa là còn quá trẻ đã mắc bệnh gout. Ngoài ra, người phụ nữ này không hút thuốc, không uống rượu, không uống đồ uống có đường fructose, không có tiền sử béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường hoặc các bệnh di truyền.

Sau khi thăm hỏi, được biết người phụ nữ này từng đi khám thai ngoài tử cung và cô đã ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng như táo tàu, long nhãn, đường đỏ, hải sâm, thịt và nhiều loại canh hầm khác nhau.

Khi đó, sức đề kháng của cô đang yếu, sự bài tiết hormone vỏ thượng thận giảm, lượng vận động cũng tương đối ít, đồng thời ăn quá nhiều chất purin dẫn đến sản sinh quá nhiều axit uric trong thời gian ngắn và rối loạn chuyển hóa purin, do đó mà gây ra bệnh gout.

Điều đó cho thấy, lợi thế về giới tính không phải là tấm lá chắn hoàn hảo bảo vệ phụ nữ khỏi bệnh gout.

Lợi thế về giới tính không phải tấm lá chắn hoàn hảo bảo vệ phụ nữ khỏi bệnh gout. Ảnh minh họa

Triệu chứng gout ở phụ nữ

Trong khi nam giới mô tả cơn đau gút giống như một ngọn đuốc đang cháy, một cái búa khoan, kim đâm hay đi chân trần trên than nóng thì với phụ nữ, gút có xu hướng đau lan tỏa, ít dữ dội hơn nhưng lại dễ xuất hiện những hạt lồi tophi hơn. Sự “nhẹ nhàng” và âm thầm là nguyên nhân khiến phụ nữ thờ ơ với gút và dễ chuẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm khớp hay thoái hóa khớp.

Chính điều này đã làm bệnh trở nên trầm trọng và gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch nhiều hơn nam giới. Chuẩn đoán sớm và điều trị đúng là cách tốt nhất kiểm soát bệnh gút. Khi thấy những dấu hiệu sưng, đỏ và đau không đối xứng ở tay, ngón chân cái, mắt cá chân… thì nên đi khám và kiểm tra chỉ số acid uric máu.

Những phụ nữ trẻ này dễ bị bệnh gout “nhắm” tới

– Phụ nữ mặc phong phanh

Khác với nam giới, tình trạng nhiễm lạnh đột ngột là một trong những yếu tố khởi phát bệnh gout ở bệnh nhân nữ, do đó việc chú ý giữ ấm là đặc biệt quan trọng, đặc biệt là với những phụ nữ đã bị gout.

– Phụ nữ hút thuốc chủ động và thụ động

Thuốc lá rất có hại cho sức khỏe và còn làm tăng nguy cơ bị gout. Thậm chí, các nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh gout ở những người không thường xuyên hút thuốc còn cao hơn cả những người thường xuyên hút thuốc.

Điều đó cho thấy những người hút thuốc lá thụ động có sức đề kháng thấp với nicotine và hydrogen cyanide, làm tăng gánh nặng cho cơ thể, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

– Phụ nữ lạm dụng thuốc bổ

Không ít sản phẩm thuốc bổ cũng chứa nhiều purin, vì vậy cần dùng thuốc bổ một cách phù hợp và không nên lạm dụng quá mức.

– Phụ nữ có bệnh nền, ít vận động hoặc sử dụng một loại thuốc đặc biệt

Bệnh đa hồng cầu, suy thận, huyết áp cao, nhiễm toan, suy giáp, thiếu hụt glucose-6-phosphatase, béo phì, ít vận đông hoặc dùng các loại thuốc đặc biêt (moxifloxacin, thuốc lợi tiểu, aspirin, vitamin C, Vitamin B1,…), sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa acid uric.

Vì vậy, ngay cả phụ nữ trẻ cũng nên có một chế độ ăn uống khoa học, chăm vận động và chú ý đến nồng độ axit uric của mình để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh gout.

Related Posts

Tập đoàn Hưng Thịnh tài trợ miễn phí hơn 14.000 liều vắc-xin Covid-19 cho cán bộ nhân viên và người thân

Theo đó, Tập đoàn Hưng Thịnh quyết định sẽ tài trợ 100% chi phí tiêm ngừa vắc-xin Covid-19 cho người lao động và gia đình (bao gồm vợ/chồng, con và…

Read more

Sức khỏe

Đúng thời khắc giao thừa năm Tân Sửu, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đón hai em bé (một trai, một gái) chào đời. Bé đầu tiên là con của…

Read more

Rau mùi rất tốt cho cơ thể, uống theo cách này chẳng khác gì “thần dược”

Mỗi ngày uống nước rau mùi sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giải phóng mỡ thừa, giảm cân hiệu quả, duy trì vóc dáng thon gọn. Công dụng của rau…

Read more

Có một thứ đồ trong nhà còn bẩn hơn cả thùng rác hay bồn cầu, 100% gia đình Việt đều có

Trung bình trong một chiếc thớt có chứa lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với bồn cầu trong nhà vệ sinh. Đặc biệt, lượng vi khuẩn tích tụ lại…

Read more

Đi tiểu thường xuyên cẩn thận mắc bệnh ung thư này mà không biết

Nhiều phụ nữ cho rằng việc đi tiểu thường xuyên không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài nó có thể là dấu hiệu…

Read more

Mẹ rây cháo để lọt miếng kim loại nhọn khiến con nhập viện cấp cứu

Kết quả chụp X-quang phát hiện, trong hầu họng bé 8 tháng tuổi có một sợi kim loại mảnh, nhọn 2 đầu, dài gần 2 cm. BS CKII Trần Thiện…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *