Ngôi làng độc đáo ở Ấn Độ chỉ dùng điện 3 tiếng mỗi ngày

Làng Rumbak ở Ladakh, Ấn Độ, có khoảng 200 người sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, mỗi ngày họ chỉ được dùng điện từ 20h đến 23h.

Ngôi làng Rumbak nằm ở độ cao 3.960 m so với mực nước biển, là làng hẻo lánh nhất thuộc vùng Ladakh, miền tây bắc Ấn Độ. Khoảng 200 người sinh sống trong ngôi làng nhỏ với kế sinh nhai chính là làm nông. 

Những con đường dẫn tới làng Rumbak chỉ có thể di chuyển bằng lừa, đây cũng là loại phương tiện mà người dân dùng để vận chuyển hàng hóa và nhu yếu phẩm. 

Người dân trong làng chỉ có thể sử dụng điện 3 tiếng mỗi ngày từ 20h đến 23h. Cả làng chỉ có một chiếc điện thoại dùng trong trường hợp khẩn cấp.

Những ngôi nhà ở Rumbak được xây dựng giống kiểu nhà của dân Tây Tạng với mái bằng, tường quét vôi trắng và các khung cửa sổ, cửa đi được chia thành nhiều ô, làm bằng gỗ. Theo phong tục của người dân địa phương, khách đến nhà phải cởi bỏ giày, dép ở ngoài mới được bước vào trong. 

Đây là ngôi nhà của vợ chồng Lobzang Tsering, một căn phòng chính rộng, bày các loại ấm làm bằng đồng đỏ.

Vào mùa hè, căn phòng được dùng làm nơi nghỉ ngơi, trong khi mùa đông mọi người có thể ngủ hoặc quây quần đón khách rất ấm cúng. Nhiệt độ ở đây vào mùa đông có thể xuống tới -20 độ C với tuyết rơi dày. 

Khách tới nhà Lobzang Tsering thường được mời những món địa phương như trà bơ làm từ sữa bò yak. Đây là loại trà có màu hơi nâu và một chút xanh của bơ, rất phổ biến ở các vùng núi thuộc dãy Himalaya như Nepal, Ấn Độ, Tây Tạng… Trà bơ là đồ uống nóng, chứa nhiều calo và rất tốt cho người dân sống ở vùng địa lý cao như ở Rumbak.

Ngôi làng Rumbak được cho là được xây dựng từ 400 năm trước. Nơi đây là điểm dừng chân ưa thích của những người mê trekking và thám hiểm ở các ngọn núi thuộc dãy Himalaya. 

Một phụ nữ đi bộ trở về sau giờ làm đồng. Người dân ở đây thường thức dậy và làm việc từ rất sớm, khoảng 5h sáng và trở về nhà trước 20h để chuẩn bị cơm tối. Đất đai ở Rumbak khá màu mỡ, đặc biệt là ở khu vực thung lũng nên người dân trồng được lúa mạch. Vì thế món cháo nấu từ bột yến mạch và trà bơ thường có trong bữa ăn của họ. 

Dù đường sá ở đây vẫn chưa phát triển, chủ yếu là đường đất nhỏ hẹp, ôtô chưa tới được, những năm gần đây làng đã có thêm nhiều nhà làm homestay để đón các du khách đi trekking. 

Theo Dân Việt

 

Related Posts

Mắc căn bệnh lạ, bé gái 7 tuổi đột ngột không nói, không ăn được

Do mắc hội chứng thần kinh hiếm gặp Guillain-Barré, bé gái 7 tuổi đang khỏe mạnh bỗng nuốt khó, mặt cứng đơ, nói chuyện ú ớ và mất dần khả…

Read more

13 lần xét nghiệm, BN1405 vẫn dương tính SAR-nCoV-2 dù không ho, sốt

Sau 42 ngày điều trị, trải qua 13 lần xét nghiêm, BN1405 vẫn dương tính SAR-nCoV-2 dù người này không có biểu hiện ho, sốt, khó thở. Chiều 21/1, bác…

Read more

Tết Dương lịch, Đà Nẵng đón hơn 50,3 nghìn lượt khách, tăng gần 40% so với dự kiến

Những ngày đầu năm 2021, Đà Nẵng đón hơn 50,3 nghìn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng gần 40% so với dự kiến. Khách du lịch quay trở…

Read more

Du khách thích thú với những chương trình đặc sắc khu di sản Huế

Trong dịp nghỉ lễ đầu năm mới 2021, khu di sản Hoàng cung Huế đã phục vụ khách tham quan trải nghiệm nhiều chương trình đặc sắc: Tái hiện Lễ…

Read more

3 nhà thờ trăm tuổi nhất định phải check-in khi tới TP.HCM

Các nhà thờ cổ hàng trăm năm tuổi với kiến trúc lạ mắt là điểm nhất định phải check – in khi tới TP.HCM. Ảnh: Nhà thờ Đức Bà Nhà…

Read more

Sa Pa đón trên 65.000 du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2021

Trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch (1 – 3/1), khu du lịch Quốc gia Sa Pa (Lào Cai) đón trên 65.000 người đến tham quan, trải nghiệm. Thống kê…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *