Ngỡ ngàng trước những lễ hội “khó tin là có thật” tại Nhật Bản

Minh Hạnh

Lễ hội “thi khóc” Naki Sumo

Lễ hội Naki Sumo diễn ra vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 tại đền thờ Sensoji, thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Thời điểm này là khi xứ sở hoa anh đào mới bước sang mùa xuân. Được biết, lễ hội được tổ chức dưới dạng cuộc thi khóc giữa những đứa trẻ sơ sinh.

Ngỡ ngàng trước những lễ hội “khó tin là có thật” tại Nhật Bản - Ảnh 1

Lễ hội Naki Sumo.

Cụ thể, 2 sumo (đô vật Nhật Bản) sẽ bế 2 đứa bé sơ sinh lên đài thi đấu. Khi ấy, trọng tài sẽ đeo một chiếc mặt nạ ma quái để doạ 2 bé sơ sinh khóc, đồng thời các sumo cũng tìm cách khiến các em bé cảm thấy khó chịu. Ai khóc to hơn và lâu hơn sẽ là người chiến thắng cuộc thi.

Lễ hội này đã có nguồn gốc hơn 400 năm dựa trên câu tục ngữ cổ của Nhật Bản là “Naku ko wa sodatsu” (có nghĩa là: Những đứa trẻ khóc nhiều sẽ béo tốt). Ngoài ra, người Nhật Bản tin rằng tiếng khóc lớn sẽ giúp xua đuổi ma quỷ, giúp cho đứa bé sơ sinh phát triển khoẻ mạnh.

Dù chưa có bằng chứng khoa học chứng minh cho những quan điểm này nhưng những gia đình Nhật Bản vẫn tin rằng tiếng khóc của trẻ sơ sinh sẽ đem lại điều tốt đẹp trong dịp mùa xuân.

Đỏ mặt với lễ hội “rước dương vật” Kanamara

Lễ hội Kanamara hay còn được biết là lễ hội “rước dương vật” có thể khiến du khách nước ngoài “ngượng chín mặt” nhưng đây là một dịp lễ được người bản địa Nhật Bản vô cùng yêu thích.

Có thể việc tổ chức một lễ hội tôn vinh bộ phận sinh dục là một điều khó hiểu, đặc biệt là tại Nhật Bản, nơi nổi tiếng với các phong tục truyền thống lâu đời cùng lối sống kín đáo, riêng tư. Tuy nhiên, đây là dịp lễ cả gia đình Nhật Bản ăn mừng để tôn vinh khả năng sinh sản và tạo ra sự sống. Điều này càng được coi trọng hơn trong những năm gần đây khi tỷ lệ già hoá dân số tại xứ sở hoa anh đào ngày càng tang trong khi tỷ lệ sinh lại giảm rõ rệt.

Ngỡ ngàng trước những lễ hội “khó tin là có thật” tại Nhật Bản - Ảnh 2

Toàn cảnh buổi “rước dương vật” tại lễ hội Kanamara.

Lễ hội Kanamara có niên đại từ những năm 1600, ban đầu được tổ chức để tuyên truyền như một phương tiện để bảo vệ người dân khỏi những bệnh lây qua đường tình dục.

Vào khoảng thời gian này, các lễ hội đầu tiên tập trung vào sức khỏe tình dục đã diễn ra tại đền thờ, nhưng truyền thống đã biến mất vào cuối thế kỷ 19. Mãi đến năm 1970, vị linh mục trưởng lúc đó, Hirohiko Nakamura, mới quyết định phục hồi sự kiện này, mặc dù ở quy mô khá nhỏ và vào ban đêm.

Sau khoảng 40 năm kể từ đó, sự nổi tiếng của lễ hội đã tăng vọt vào năm 2012 khi ngôi sao truyền hình Matsuko Deluxe – một người thẳng thắn ủng hộ sự tích cực của giới tính, đã gọi lễ hội này là Kanamara. Hiện tại, lễ hội này thu hút hơn 50.000 người tham gia mỗi năm. Lễ hội “rước dương vật” được tổ chức vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng 4 tại thành phố Kawasaki.

Bên cạnh việc tôn vinh khả năng sinh sản, lễ hội Kanamara còn được xem là một lễ hội dành cho cộng đồng người đồng tính-chuyển giới LGBT.

Thử nghiệm cái chết với lễ hội Shukatsu

Trong khi nhiều người né tránh những suy nghĩ về cái chết và cho rằng đó là một điều xui xẻ thì tại Nhật Bản, người ta đã tổ chức riêng một lễ hội để trải nghiệm cái chết mang tên Shukatsu.

Ngỡ ngàng trước những lễ hội “khó tin là có thật” tại Nhật Bản - Ảnh 3

Người tham gia “trải nghiệm tang lễ” của chính mình tại lễ hội Shukatsu.

Sự kiện này thu hút sự tham gia của 50 công ty sản xuất quan tài khác nhau và các doanh nghiệp lâu đời, những người cạnh tranh để trở thành thương hiệu tang lễ hàng đầu tại Nhật Bản. Được biết, thuật ngữ shukatsu được dịch ra có nghĩa là “chuẩn bị cho sự kết thúc”.

Theo đó, lễ hội Shukatsu cho người tham dự trải nghiệm chân thực nhất về cái chết của chính mình bao gồm tự chọn trang phục tang lễ cho mình, trang điểm “xác chết” và nằm trong quan tài. Sau khi hoàn tất công đoạn chuẩn bị, những nhân viên phục vụ sẽ đóng nắp quan tài của những người tham dự, để họ có trải nghiệm chân thật nhất về cái chết của mình.

Lễ hội này được ưa chuộng trong những năm gần đây, trong bối cảnh Nhật Bản nhiều năm liên tiếp ghi nhận tỷ lệ dân số già nhất thế giới với số người trên 65 tuổi chiếm hơn 25% tổng dân số.

Lễ hội hoá trang xua đuổi tà ma Paantu

Lễ hội Paantu có truyền thống từ
nhiều thế kỷ trước tại khu phố Miyakojima, Okinawa. Trong dịp này, những người đàn ông trưởng thành sẽ hoá trang thành paantu, những sinh vật siêu nhiên đem lại may mắn và xua đuổi tà ma.

Ngỡ ngàng trước những lễ hội “khó tin là có thật” tại Nhật Bản - Ảnh 4

Người Nhật Bản hoá trang thành Paantu để xua đuổi tà ma.

Họ sẽ đắp bùn lên người cùng với lá cây để và đi ngoài đường phố. Những ai được paantu chạm vào sẽ nhận được nhiều may mắn trong năm mới.

Lễ hội “khoả thân” Hadaka

Lễ hội “khoả thân” Hadaka được tổ chức vào tháng 2 hàng năm của tỉnh Okayama, phía Nam đảo Honshu của Nhật Bản. Đây là một sự kiện náo nhiệt được tổ chức vào thứ bảy tuần thứ 3 của tháng 2 tại đền Saidaiji Kannonin, cách thành phố Okayama khoảng 30 phút đi tàu.

Ngỡ ngàng trước những lễ hội “khó tin là có thật” tại Nhật Bản - Ảnh 5

Hàng nghìn người tranh nhau lấy que gỗ tại lễ hội Hadaka.

Tại đêm lễ hội, bất chấp trời lạnh, khoảng 9.000 người đàn ông trưởng thành Nhật Bản sẽ chỉ mặc 1 chiếc khố và tranh nhau giành lấy 2 chiếc que gỗ trong đền thờ Saidaiji Kannonin trong khoảng 30 phút. Người chiến thắng là người lấy được 2 chiếc que đầu tiên. Theo đó, người chiến thắng sẽ nhận được may mắn và nhiều hạnh phúc trong năm mới.

Lễ hội phát triển từ một nghi lễ bắt đầu từ 500 năm trước trong thời kỳ Muromachi (1338-1573). Trong thời gian này, dân làng đã mở cuộc thi giành lấy những lá bùa bằng giấy do một thầy tu ở chùa Saidaiji Kannonin cung cấp. Lễ hội sau đó đã phát triển hơn do ngày càng nhiều người muốn tham gia và giành lấy lá bùa.

Sau một thời gian, dân làng nhận ra những lá bùa đều bị xé rách trong lúc tranh giành và quần áo của họ gây vướng víu nên cuối cùng họ đã quyết định cởi bỏ quần áo cũng như đổi bùa giấy thành những que gỗ.

Với truyền thống lâu đời, lễ hội Hadaka đã được ghi nhận là Di sản văn hoá dân gian phi vật thể của Nhật Bản vào năm 2016.

Một truyền thuyết khác kể rằng khỏa thân có thể xua đuổi những thế lực xấu xa và những điều xui xẻo. Do đó, dân làng sẽ chọn một người đàn ông “may mắn” để hấp thụ tất cả những điều bất hạnh. Người đàn ông được chọn sẽ khỏa thân đi qua đám đông. Sau đó, anh ta sẽ rời khỏi làng, cùng với tất cả những điều xui xẻo, rắc rối và bệnh tật để cả làng được may mắn trong năm mới.

Related Posts

3 thực phẩm ăn ngon miệng nhưng lại là “sát thủ” hại gan

Nhiều người không thể ngờ rằng một số thực phẩm quen thuộc được yêu thích lại là “thủ phạm” gây hại khủng khiếp cho gan. Những món ăn dưới đây…

Read more

Bị chó Bully tấn công, cụ bà 87 tuổi nguy kịch, phải cắt cụt bàn tay

Chú chó Bully nặng hơn 30kg đã tấn công cụ bà 87 tuổi khiến cụ phải cắt cụt 1/3 cánh tay trái và xử lý vết thương hàm mặt rất…

Read more

Những cuộc chuyển nhượng lan đột biến hàng trăm tỷ đồng gây “sốc” dư luận

Ngọc Sơn Cước, Người đẹp Bình Dương, Bướm Đại Ngàn, Lan Bảo Duy… là những cái tên mỹ miều gây sốc trong giới chơi lan bởi những cuộc chuyển nhượng…

Read more

Nuốt 11 chiếc tăm lúc nhậu say, người đàn ông bị thủng ruột

Các bác sĩ đã lấy ra 11 que tăm xỉa răng từ trong ổ bụng của người đàn ông 47 tuổi. Ngày 18/3, đại diện bệnh viện Đa khoa Đồng…

Read more

Sử dụng kẹo thổi bong bóng mua trước cổng trường, 3 học sinh bị khó thở, buồn nôn, phải nhập viện

Bệnh viện đa khoa Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình tiếp nhận 3 học sinh nhập viện trong tình trạng đau ngực, khó thở, buồn nôn, chóng mặt, nghi ngộ độc….

Read more

Thêm một cách làm món thịt xiên nướng ngon mê ly cho các bé

Thịt xiên nướng là một món ăn dặm yêu thích của các bé. Chỉ bằng một vài bước cơ bản là các mẹ có thể làm món này cho bé…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *