Người thường xuyên bị nhiệt miệng nên học những phương pháp này để cải thiện tình trạng bệnh.
Nha đam trị nhiệt miệng hiệu quả
Pha một thìa cà phê muối nở (baking soda), 2 muỗng nước ép lô hội (nha đam) vào ½ cốc nước ấm. Nhấp 1 ngụm nhỏ và súc miệng trong ít nhất 10 giây. Lặp lại đến khi hết nước súc miệng và không được nuốt. Thực hiện một lần mỗi ngày đến khi hết nhiệt miệng.
Công thức đơn giản và siêu hiệu quả này gần như là một loại thuốc nhiệt miệng, chắc chắn sẽ giảm viêm và giảm đau nhanh chóng.
Chườm lạnh làm dịu vết nhiệt và giảm viêm
Ngậm một viên đá nhỏ để làm dịu vết nhiệt và giảm viêm. Cái lạnh của đá làm chậm lượng máu đến vết loét, do đó giảm đau và sưng.
Rau ngót hỗ trợ điều trị nhiệt miệng
Rau ngót có khả năng giải nhiệt nhiệt cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Bạn có thể nấu canh rau ngót kết hợp với các loại rau mồng tơi, rau đay để ăn hằng ngày.
Ngoài ra, bạn có thể ép lấy nước cốt rau ngót tươi rồi hòa với mật ong và dùng tăm bông thấm hỗn hợp này chấm vào vết loét. Ngày làm 2-3 lần, liên tục trong 2-3 ngày. Vết nhiệt miệng sẽ nhanh chóng biến mất.
Rau má trị nhiệt miệng
Rau má cũng có tính mát, làm lành vết thương do đó có thể dùng để trị nhiệt miệng.
Nếu bị nhiệt miệng, bạn có thể giã nhuyễn rau má rồi vắt lấy nước uống.
Nước cốt dừa có tác dụng trị nhiệt miệng
Cùi dừa đem xay nhuyễn rồi vắt lấy nước. Lấy nước cốt dừa này súc miệng khoảng 3-4 lần/ngày cũng có tác dụng trị nhiệt miệng.
Nước chè tươi thanh nhiệt
Nước chè tươi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc lại giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng tốt với những người thường xuyên bị nhiệt miệng. Uống 2-3 cốc nước chè tươi mỗi ngày rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều hoặc uống nước chè quá đặc. Đồng thời, không nên uống vào buổi tối tránh gây mất ngủ.