Lừa dối người dùng, DHC Việt Nam quảng cáo hàng loạt mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh?

DHC Việt Nam quảng cáo các sản phẩm mỹ phẩm có công dụng trị mụn, ngăn chặn tình trạng viêm da, tái tạo vùng da hư tổn do mụn, ngăn chặn hình thành thâm mụn, se khít lỗ chân lông, diệt khuẩn…

Như Chất lượng Việt Nam đã nêu trong bài: DHC Việt Nam thổi phồng chất lượng mỹ phẩm, TPCN có thể trị bệnh, lừa dối người dùng? phản ánh về việc DHC Việt Nam – một thương hiệu thuộc Công ty CP Belie, doanh nghiệp khẳng định là đơn vị phân phối độc quyền mỹ phẩm và thực phẩm chức năng của DHC Corporation Nhật Bản đã thổi phồng công dụng các sản phẩm mỹ phẩm và thực phẩm chức năng thành công dụng như thuốc chữa bệnh gây hoang mang và bức xúc cho người dùng.

 DHC Việt Nam (Công ty Cổ phần Belie) quảng cáo lõi phấn phủ trị mụn
DHC Việt Nam (Công ty Cổ phần Belie) quảng cáo lõi phấn phủ trị mụn

Công ty Cổ phần Belie ngoài các địa chỉ: 170 Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội; 101-103 Nguyễn Trãi, P Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, còn có địa chỉ tại số 81 phố Thái Thịnh, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội. 

Qua thông tin tìm hiểu Phóng viên phát hiện, DHC Việt Nam đã không chỉ quảng cáo 1 hoặc 2 sản phẩm mà trên internet tràn ngập các sản phẩm được doanh nghiệp này quảng cáo có công dụng như thuốc chữa bệnh. Tại trang web dhcvietnam.com.vn, công ty này ngang nhiên quảng cáo Viên uống kẽm DHC Zinc, DHC trị mụn Ance Control Spots Essrnce EX là “trị sạch mụn viêm”, “diệt sạch mụn ẩn”; trị mụn, thuộc dòng trị mụn thảo dược, diệt mụn nhanh chóng, ức chế tiết bã nhờn dư thừa, ức chế vi khuẩn gây mụn, thu nhỏ lỗ chân lông, trị mụn điều tiết lượng dầu tiết ra trên da. 

 Đây là một sản phẩm mỹ phẩm khác được DHC Việt Nam (Công ty Cổ phần Belie) quảng cáo như thuốc chữa bệnh
 Đây là một sản phẩm mỹ phẩm khác được DHC Việt Nam (Công ty Cổ phần Belie) quảng cáo như thuốc chữa bệnh

Ba sản phẩm khác là lõi phấn phủ trị mụn DHC Acne Care oil block Powder SPF23 PA++; Nước hoa hồng trị mụn DHC Acne Control Fresh Lotion được quảng cáo là kiểm soát bã nhờn, ngăn ngừa khuẩn mụn phát triển mạnh trên bề mặt, ngăn chặn viêm da, kháng khuẩn, trị mụn, tái tạo vùng da hư tổn do vụn, ngăn chặn hình thành thâm mụn, se khít lỗ chân lông, diệt khuẩn…

Thậm chí Sữa rửa mặt trị mụn DHC Acne Control Fresh Foaming Wash còn được quảng cáo là sản phẩm đặc trị dành riêng cho lứa tuổi dậy thì… Điều này cho thấy việc quảng cáo như vậy là không phù hợp quy định của pháp luật, lừa dối người tiêu dùng.

Trước thực tế quảng cáo của doanh nghiệp và phản ánh người tiêu dùng, Phóng viên đã liên hệ với DHC Việt Nam (Công ty Cổ phần Belie) để làm rõ về nội dung công bố, chất lượng sản phẩm và vì sao lại lập lờ quảng cáo thực phẩm chức năng, mỹ phẩm thành thuốc? Tuy nhiên, phía doanh nghiệp này vẫn còn lảng tránh, chưa trả lời thỏa đáng. 

Theo quy định tại Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, nêu rõ: “Mỹ phẩm được cấp công bố trong nước được quy định rõ ràng về công dụng, không được gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng là thuốc chữa bệnh qua việc sử dụng các công dụng “điều trị” để quảng cáo cho người tiêu dùng”.

 Mỹ phẩm này quảng cáo công dụng như thuốc điều trị

Việc sử dụng câu từ để quảng cáo các tính năng của sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng Hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm. Theo đó các sản phẩm chăm sóc da không được sử dụng những từ như xóa sẹo, trị mụn, trị nám, trị sắc tố… Các từ mang ý nghĩa chữa cho khỏi như “trị”, “điều trị”, “chữa trị” không được chấp nhận trong quảng cáo mỹ phẩm.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế từng cho biết, thực phẩm BVSK không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Thực phẩm BVSK chỉ có công dụng hỗ trợ sức khỏe không có tác dụng điều trị bệnh, không có tác dụng diệt virus, trị cảm cúm…

Quảng cáo thực phẩm chức năng/ thực phẩm BVSK gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 70 của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/ 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo với mức phạt tiền từ 20.000.000-30.00.000 đồng đối với cá nhân và mức phạt tiền của tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, đồng thời phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm buộc cải chính thông tin.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin!

Related Posts

Nhiều người đổ xô đi chọn đào rừng trưng Tết

Những cành đào rừng được gắn tem “đổ bộ” đường phố Thủ đô, phục vụ nhu cầu của nhiều người dân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Những cành đào…

Read more

Hà Tĩnh: Giáp Tết thu giữ 5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa bắt giữ xe ô tô chở hơn 5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ khi xe này lưu thông trên Quốc…

Read more

Lạng Sơn: Thu giữ hơn 1 tấn hạt hướng dương nhập lậu từ Trung Quốc

Qua kiểm tra phương tiện vi phạm, lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ hơn 1 tấn hướng dương khô đã qua tẩm ướp nhập lậu từ Trung…

Read more

Công ty TNHH OPPORTUNITY “vẽ” thêm công dụng, quảng cáo vượt phép sản phẩm Top Men

Công ty TNHH OPPORTUNITY Việt Nam được cho là đang tự ý vẽ thêm nhiều công dụng của sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Top Men, quảng…

Read more

Bắc Ninh: Thu giữ hơn 3.500 hộp mỹ phẩm vô chủ tại điểm tập kết hàng hóa

Đội Quản lý thị trường số 1, cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra điểm tập kết hàng hóa…

Read more

TP.HCM: Phát hiện 45 tấn bột ngọt Trung Quốc nghi nhập lậu

Bất ngờ kiểm tra, Quản lý thị trường TP.HCM đã phát hiện và thu giữ lô bột ngọt khoảng 45 tấn có hình hai con tôm được đựng trong 1.800…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *