Lễ hội người chết ở Nhật Bản: Khoảnh khắc giao thoa của hai thế giới

Mỗi mùa hè, người Nhật xa xứ lại trở về quê hương và quây quần cùng những người thân đã khuất. Thời khắc ấy khiến hai thế giới âm dương như hòa làm một trong tâm thức người dân.

Tháng bảy, tháng Tám hàng năm, đất nước Nhật Bản lại rộn ràng chuẩn bị cho lễ hội người chết. Ngôi làng đánh cá bình yên và ảm đạm Himeshima cũng hòa chung không khí. Lễ hội người chết Obon là bữa tiệc đánh dấu sự trở lại của những người đã khuất, được tổ chức hàng năm tại Nhật Bản.

Niềm tin về sự tồn tại thế giới bên kia và kết nối giữa sự sống và cái chết đã có từ nghìn xưa, nhưng nhiều học giả đều đồng tình rằng lễ hội này bắt nguồn từ Urabon-kyo, một kinh sách trong đạo Phật.

Theo đó, một đệ tử của Đức Phật tìm thấy mẹ anh ở trong vương quốc của những ác ma, nơi linh hồn bị bỏ đói và khao khát trở về thế giới bên kia. Đức Phật đã chỉ giáo cho anh đặt thức ăn và nước uống, sau đó nhờ các nhà sư cúng tế vào ngày trăng tròn thứ 7 trong năm. Điều đó sẽ giải thoát những linh hồn khỏi sự hành hạ.

Đúng như kinh sách, những gia đình trên khắp Nhật Bản lại trở về quê hương sinh thành những ngày giữa tháng 7 này (hoặc tháng 8 ở một số vùng) để thể hiện sự tưởng nhớ người đã khuất, cũng như giải thoát những linh hồn vẫn chưa được yên nghỉ.

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày (khoảng 13-15/7), thường bắt đầu với nghi lễ “mukaebi” – dẫn dắt những linh hồn về với quê nhà bằng ánh sáng của ngọn lửa và đèn lồng.

Các gia đình đều lập nên 2 “shoryo-dana” – bàn thờ với trái cây, hương và hoa – một cho tổ tiên của gia đình và thứ hai cho các linh hồn chưa yên nghỉ. Ngoài ra Obon còn có các nghi lễ phổ biến khác như dọn dẹp và trang trí các ngôi mộ của tổ tiên, chuẩn bị các bữa ăn đặc biệt cúng tổ tiên…

Những trẻ em được hóa trang thành “kitsune” – một chú cáo hay chú hươu trong vườn nhà hàng xóm. Từ này cũng là tên một nhân vật dân gian nổi tiếng có phép thuật và quyền năng của Nhật Bản. Người đánh cá say rượu, geisha hay Lady Shizuka – vũ công nổi tiếng thế kỷ 12 – cũng là những hình ảnh thường được bắt gặp tại lễ hội Obon.

Bon Odori, một điệu nhảy dân gian của cộng đồng, là điểm nhấn của lễ hội. Điệu nhảy rất đơn giản, vì thế mọi người đều có thể tham gia vào đám đông nhảy múa mà không cần đến kỹ năng. Các vũ công trang điểm và khoác lên mình vẻ ngoài giống với các nhân vật dân gian nổi tiếng. Mọi người nhảy múa xung quanh một sân khấu, nơi nhạc sĩ và các tay trống taiko trình diễn.

Đêm cuối cùng của Obon kết thúc với nghi thức “okuribi” – lời từ giã và chào tạm biệt những linh hồn với ánh sáng của lửa trại và đèn lồng rực rỡ.

Theo Khánh Linh/Zing.vn

Related Posts

Mắc căn bệnh lạ, bé gái 7 tuổi đột ngột không nói, không ăn được

Do mắc hội chứng thần kinh hiếm gặp Guillain-Barré, bé gái 7 tuổi đang khỏe mạnh bỗng nuốt khó, mặt cứng đơ, nói chuyện ú ớ và mất dần khả…

Read more

13 lần xét nghiệm, BN1405 vẫn dương tính SAR-nCoV-2 dù không ho, sốt

Sau 42 ngày điều trị, trải qua 13 lần xét nghiêm, BN1405 vẫn dương tính SAR-nCoV-2 dù người này không có biểu hiện ho, sốt, khó thở. Chiều 21/1, bác…

Read more

Tết Dương lịch, Đà Nẵng đón hơn 50,3 nghìn lượt khách, tăng gần 40% so với dự kiến

Những ngày đầu năm 2021, Đà Nẵng đón hơn 50,3 nghìn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng gần 40% so với dự kiến. Khách du lịch quay trở…

Read more

Du khách thích thú với những chương trình đặc sắc khu di sản Huế

Trong dịp nghỉ lễ đầu năm mới 2021, khu di sản Hoàng cung Huế đã phục vụ khách tham quan trải nghiệm nhiều chương trình đặc sắc: Tái hiện Lễ…

Read more

3 nhà thờ trăm tuổi nhất định phải check-in khi tới TP.HCM

Các nhà thờ cổ hàng trăm năm tuổi với kiến trúc lạ mắt là điểm nhất định phải check – in khi tới TP.HCM. Ảnh: Nhà thờ Đức Bà Nhà…

Read more

Sa Pa đón trên 65.000 du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2021

Trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch (1 – 3/1), khu du lịch Quốc gia Sa Pa (Lào Cai) đón trên 65.000 người đến tham quan, trải nghiệm. Thống kê…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *