Khu chợ Sài Gòn chỉ bán đặc sản xứ Huế

Chợ hình thành được 15 năm với những người bán hàng giữ nguyên chất giọng Huế và bán các món dân dã chỉ có ở đất cố đô.

Nằm trên con đường Bà Điểm 6 (huyện Hóc Môn, TP HCM) là khu chợ không tên, người dân quen gọi với cái tên chợ Huế. Chợ không lớn, không gian chỉ gói gọn trong đoạn đường dài khoảng 300 m.

Dù không quá sầm uất, chợ vẫn bán đầy đủ thực phẩm thiết yếu và có hơn chục gian hàng chỉ chuyên bán đặc sản xứ Huế.

Những gian hàng bán các món đồ Huế không có sạp hay ki ốt hoàn chỉnh nhưng bày biện nhiều món đồ. Bằng chất giọng rặt đất kinh kỳ, mệ (bà) Thu giải thích: “Khu vực này tập trung đông người dân Huế xa quê vào Sài Gòn lập nghiệp, từ đó hình thành nên chợ cũng được gần 15 năm nay rồi. Hầu hết tiểu thương ở đây đều là đồng hương với nhau”.

 
Bà con nơi đây đều giao tiếp với nhau bằng chất giọng Huế đặc trưng. Theo mệ Thu, nhiều người vào Sài Gòn mấy chục năm nhưng vẫn giữ giọng nói cùng các ngôn từ địa phương.

Chợ không bán “cao lương mỹ vị” mà chủ yếu là các món ăn dân dã của mảnh đất Thần Kinh. Phổ biến nhất là các loại mắm nêm, mắm ruốc, tôm chua, dưa cà đu đủ… được nhập chính gốc từ Huế, gian hàng nào cũng bày bán.

 
Món mắm dưa cà đặc trưng Huế với thành phần không thể thiếu là ớt.

Gian hàng của cô Huê đơn giản với mấy hũ mắm, các loại dưa chua, ớt, trái vả, dưa gang, củ nén, rau muống…

“Nhìn đơn giản vậy mà sáng nào tôi cũng phải dậy sớm ra bến xe lấy về, bán trong ngày là hết. Đến mớ rau cũng lấy từ Huế, dù hình thức không đẹp mắt nhưng dân dã quê nhà”, cô Huê chia sẻ.

Một gian hàng khác bán bột lọc, bột mì chính hiệu chỉ có ở đất cố đô.

Nhiều mặt hàng như nem chua chỉ có ở chợ này, khó tìm được ở nơi khác. Các tiểu thương cho biết, do nguồn hàng từ Huế về không nhiều nên mỗi gian hàng bán lẻ tẻ chứ không bỏ mối được.

 
Ngay cả các mặt hàng tươi sống như cá, thịt cũng được bán. Nhiều nhất là các loại cá bống thệ, cá đối, cá kình, tôm sông… đánh bắt ở vùng phá Tam Giang, ướp lạnh theo xe vào Sài Gòn.

“Mấy con cá này nhìn đơn giản nhưng giá cũng đắt hơn so với cá cùng loại. Người Huế ở đây rất thích mua đồ này để nhớ hương vị quê nhà, nên tôi chỉ bán mỗi buổi sáng là hết hàng rồi”, chị Cẩm Tú chia sẻ.

 
Đặc sản xứ Huế không thể thiếu những bịch bánh kẹo dân dã như mè xửng, kẹo cau, kẹo đậu phộng…

Ngoài bán cho bà con đồng hương, chợ cũng là địa chỉ khá quen thuộc của những người “nghiện” món Huế tìm đến khi muốn thưởng thức hương vị của vùng đất cố đô. Khách muốn mua sắm, thưởng thức đầy đủ đặc sản ở đây nên ghé vào sáng sớm, là thời điểm chợ nhộn nhịp nhất.

Theo Quỳnh Trần/Vnexpress

 
 
 
 

Related Posts

Mắc căn bệnh lạ, bé gái 7 tuổi đột ngột không nói, không ăn được

Do mắc hội chứng thần kinh hiếm gặp Guillain-Barré, bé gái 7 tuổi đang khỏe mạnh bỗng nuốt khó, mặt cứng đơ, nói chuyện ú ớ và mất dần khả…

Read more

13 lần xét nghiệm, BN1405 vẫn dương tính SAR-nCoV-2 dù không ho, sốt

Sau 42 ngày điều trị, trải qua 13 lần xét nghiêm, BN1405 vẫn dương tính SAR-nCoV-2 dù người này không có biểu hiện ho, sốt, khó thở. Chiều 21/1, bác…

Read more

Tết Dương lịch, Đà Nẵng đón hơn 50,3 nghìn lượt khách, tăng gần 40% so với dự kiến

Những ngày đầu năm 2021, Đà Nẵng đón hơn 50,3 nghìn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng gần 40% so với dự kiến. Khách du lịch quay trở…

Read more

Du khách thích thú với những chương trình đặc sắc khu di sản Huế

Trong dịp nghỉ lễ đầu năm mới 2021, khu di sản Hoàng cung Huế đã phục vụ khách tham quan trải nghiệm nhiều chương trình đặc sắc: Tái hiện Lễ…

Read more

3 nhà thờ trăm tuổi nhất định phải check-in khi tới TP.HCM

Các nhà thờ cổ hàng trăm năm tuổi với kiến trúc lạ mắt là điểm nhất định phải check – in khi tới TP.HCM. Ảnh: Nhà thờ Đức Bà Nhà…

Read more

Sa Pa đón trên 65.000 du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2021

Trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch (1 – 3/1), khu du lịch Quốc gia Sa Pa (Lào Cai) đón trên 65.000 người đến tham quan, trải nghiệm. Thống kê…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *