Khi trường học không còn chốn dung thân?

Qua câu chuyện “cô giáo cẩm khẩu” nhà văn Sương Nguyệt Minh đã phải lên tiếng. Phununews.vn xin trân trọng giới thiệu ý kiến của ông.

Cô giáo “cấm khẩu” dạy toán và vị hiệu trưởng ở lại, học trò phải ra đi! Em Phạm Song Toàn đã phải chuyển trường rồi. 
Chuyện rằng: Cô giáo dạy toán suốt 3 tháng trời “cấm khẩu”, dạy học chỉ bằng… tay. Tay viết bảng. Học sinh nhìn những chữ, những con số mà học, mà làm bài tập. Cô không nói với trò. Trò chẳng nói với cô. 3 tháng trời lớp học im lặng như… “nhà mồ”. Lạy trời! Mình mà ở lớp đó, học cô giáo dạy toán “cấm khẩu” đó thì mình… phát điên mất.

Chỉ khi em Phạm Song Toàn phản ánh ý kiến này đến Sở Giáo dục và Đào tạo thì hiệu trưởng mới biết, cả trường mới hay. Cô giáo bị kiểm điểm, xin lỗi và sửa sai sẽ mở mồm khi dạy học trò và vẫn đứng lớp. Hiệu trưởng không biết giáo giên dạy dỗ ra sao suốt 3 tháng liền vẫn yên vị thét ra lửa.
 
Tưởng chuyện đến đó là dừng, là “ta thắng địch thua”, cả nhà sum họp. Song, hoàn toàn không. Cô giáo lẽ ra phải tự giác làm đơn xin ra khỏi ngành, nhưng bị kiểm điểm qua quýt vẫn ở lại dạy; hiệu trưởng lẽ ra xin từ chức vì 3 tháng có chuyện dạy học phản sư phạm, mà không hề biết; lẽ ra các thầy cô và bạn học phải khen, phải chia sẻ, mừng vui cùng em Phạm Song Toàn.
 
Vậy mà, em Toàn hoàn toàn đơn độc trên con đường đi đến lẽ phải thông thường. Áp lực rất căng thẳng ở ngôi trường em đang học, như em là nguyên nhân để thanh danh của trường xấu đi. Rằng, sao em không “đóng cửa bảo nhau” mà nói cho cả thiên hạ biết.v.v.

Xin thưa! Em Toàn chưa nói thì hiệu trưởng và cô giáo dạy toán “cấm khẩu” đã… xấu rồi. 

Chả lẽ, tại em Toàn mà cái tên trường xấu đi, thầy hiệu trưởng bị mất uy tín, và cô giáo dạy toán tai tiếng? 

Chả lẽ, cái tốt, người tốt với lòng trung thực thẳng thắn không có đất sống ở cái mảnh đất hình chữ S lắm đau thương, nhiều nước mắt này?

Tại sao trường trung học Thới Bình không phát động một phong trào thi đua học tập, noi gương tấm lòng trung thực, thẳn thắn của em Phạm Song Toàn? Tại sao cái xấu vẫn nhởn nhơ tồn tại, còn cái tốt phải khổ sở nhọc nhằn, bị bao vây, cấm vận như thế? Sao người tốt khổ thế?
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Related Posts

Cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn từ các clip giải trí dành cho trẻ em

Thời gian qua, các clip giải trí được đăng tải trên các nền tảng xã hội như facebook, youtube gia tăng một cách nhanh chóng, trong đó, số lượng clip…

Read more

Cô dâu tử vong trong ngày cưới vì than khóc quá nhiều

Một cô dâu ở Ấn Độ đã khóc rất nhiều trong đám cưới của mình rồi đột ngột ngất xỉu và qua đời do trụy tim. Ảnh minh hoạ Một…

Read more

Mùa xuân cổ tích đến với chàng trai “Nick Vujicic của Việt Nam”

Tai nạn điện giật làm chàng sinh viên mất đôi tay. Trong lúc điều trị, anh được một người đàn ông mất đôi tay khác gần gũi, động viên và…

Read more

Vừa hết Tết tôi đề nghị chồng: “Chúng ta ly dị đi” và phản ứng của anh khiến tôi hoảng sợ vô cùng

Suốt 3 ngày Tết ở nhà chồng mà tôi ngột ngạt chán nản về cuộc sống vô cùng, không hiểu mình lấy chồng để làm gì nữa. Vợ chồng tôi…

Read more

Bí mật cách tránh thai của phi tần trong cung, kỹ nữ lầu xanh

Sinh con, làm mẹ là thiên chức trời ban cho người phụ nữ. Tuy nhiên vào thời phong kiến, gái lầu xanh và nhiều cung tần mỹ nữ không muốn…

Read more

Bí mật nụ hôn tuổi già

Có lần tôi bắt gặp một nụ hôn bên trong khung cửa. Đó là nụ hôn ông nội đặt lên đôi má nhăn nheo của bà. Tận sau này tôi…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *