Cổ nhân nói rằng: Miệng có thể nhả ra hoa hồng, cũng có thể nhả ra loài cây gai góc xấu xí và để miệng nhả ra hoa hồng, con người có khi cần phải tu cả đời.
Phật dạy trong mười cái nghiệp của con người thì trong đó cái miệng đã chiếm bốn gần một nửa
Thứ nhất: Chuyện không nói có, chuyện có nói không
Thứ 2: Nói lời hung ác
Thứ 3: Nói lưỡi đôi chiều
Thứ 4: Nói lời thêu dệt
Do vậy trong kinh phật cũng dạy, trong sinh hoạt hằng ngày có 4 hạng người chúng ta nên tránh:
Thứ nhất: Hay nói lỗi kẻ khác
Thứ 2: Hay nói chuyện mê tín, tà kiến
Thứ 3: Miệng tốt, bụng xấu (khẩu Phật, tâm xà)
Thứ 4: Làm ít kể nhiều
Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra, vì thế không nên nói quá nhiều, đa ngôn tất thất (nói nhiều ắt sẽ có sai sót).
Trong cuốn “Mặc Tử” có ghi chép rằng, học trò của Mặc Tử từng hỏi ông: “Nói nhiều có lợi không?”
Mặc Tử trà lời: “Ếch nhái kêu suốt ngày đêu, kêu nhiều đến mức mỏi miệng nhưng nào có ai nghe chúng kêu. Sáng sớm nay nhìn thấy một con gà trống, mặt trời vừa ló rạng nó liền cất tiếng gáy, cả thiên hạ chấn động, người người lục đục trở dậy.
Vậy kêu nhiều, nói nhiều có gì tốt đẹp? Chỉ vào những lúc hợp lý nhất, ta cất tiếng nói, như vậy lời nói mới có tác dụng mà thôi.”
Ví dụ mà Mặc Tử đưa ra đã nhắc nhở chúng ta rằng, trong cuộc sống thực không nên nói nhiều. Những người biết nói chuyện, những người thông mình sẽ chỉ nói những lời thích hợp trong những lúc phù hợp.
Khẩu nghiệp đem đến hậu quả khôn lường
Ai cũng biết rằng vết thương trên thân thể dễ lành hơn vết thương gây ra do lời nói. Khẩu nghiệp ác từ các lời nói tạo ra những hậu quả xấu, làm hại cho chính người nói ra và những người liên quan. Khẩu nghiệp còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, cả xã hội.
Chúng ta không nên nói lời ác độc, nói cho sướng miệng, toàn dùng những lời cay cú chửi bới nhục mạ người khác, tâm ác thì nói ác rồi làm ác, thân khẩu ý đều ác thì ngày xuống địa ngục không còn xa. Chớ nên nguyền rủa người ta, không nên nói lời tục tĩu khó nghe…
Không nói thêu dệt tức không nói thêm bớt, nghe câu chuyện ở đây xong đi kể cho người khác nghe, mà thường khi kể lại thì hay thêm chút ít để tăng phần phóng đại cuốn hút.
Như vậy, với những người thường dùng lời nói thâm độc, thô bạo, mắng nhiếc, chửi rủa… trong cuộc sống hàng ngày của họ, trước hết, chính bản thân của người ấy đã thể hiện lối sống thiếu phẩm chất, đạo đức, văn minh trong lời nói, trong giao tiếp và dẫn đến hạ thấp uy tín của tự thân, những người xung quanh sẽ dần dần xa lánh họ.
Làm sao để không tạo khẩu nghiệp
Chúng ta có thể thực tập 1 cách làm rất đơn giản là hít thở 3 hơi thật nhẹ, thật êm để tĩnh tâm và thư giãn trước khi nói. Lúc đó sẽ bớt đi những lời nói vô ích và không hợp lý, thậm chí là xấu.
Người có trí biết rõ nếu lời mà mình chuẩn bị nói ra có thể mang lại hậu quả xấu thì thường không nói hoặc chưa nói.
Bởi nếu ta nói ra mà ta không kiểm soát được lời nói thì ta tạo khẩu nghiệp xấu. Mà khẩu nghiệp xấu chắc chắn để lại hậu quả xấu, hoặc ngay tức thì, hoặc dài lâu.
Ai cũng muốn nghe những lời hay tiếng đẹp. Ta cũng vậy. Cớ gì ta nói những lời không dễ thương.
Tôi hay tự nghĩ: liệu người nghe có muốn nghe những lời mình nói không. Nếu câu trả lời rằng không thì thường là tôi cố gắng không nói.
Nói ra mà gây hận thù, oán ghét thì chính ta tạo nghiệp xấu. Nghiệp xấu lôi ta trôi lăn trong sanh tử luân hồi với khổ đau triền miên.
Đức Phật có dạy, trong mười nghiệp của con người thì khẩu nghiệp là bốn, tức gần một nửa. Đó là: Chuyện không nói có, chuyện có nói không; Nói lời hung ác; Nói lưỡi hai chiều; Nói lời thêu dệt.
Khẩu nghiệp ác là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà chúng ta tạo ra. Ai cũng biết rằng vết thương trên thân thể dễ lành hơn vết thương gây ra do lời nói.
Người có trí tuệ thường nhớ đến 4 khẩu nghiệp xấu nêu trên để tránh.
Vì vậy, người có trí tuệ thực tập chỉ nói sự thật, không bịa chuyện. Họ cũng tập nói những lời nhẹ nhàng êm dịu, dễ nghe.
Họ không nói lưỡi hai chiều, ngồi đây nói trắng đến chỗ khác lại nói đen. Họ thực tập không bịa chuyện, không thêu dệt câu chuyện, không nói sai sự thật. Họ thường không nói những gì mà mình không biết chắc chắn là có thật.
Trúc Chi t/h