Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc trị đau nhức xương khớp như Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giảm đau gây nghiện,… Tuy nhiên để lựa chọn được loại thuốc phù hợp, cần xem xét nguyên nhân cụ thể, tình trạng sức khỏe, độ tuổi và tiền sử dị ứng.
Có nên dùng thuốc trị đau nhức xương khớp?
Đau nhức xương khớp là tình trạng khá phổ biến, thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi. Có nhiều nguyên nhân khiến khớp xương đau nhức như chấn thương, tuổi tác cao, lười vận động, thừa cân béo phì, ăn uống thiếu chất,… Trong một số trường hợp, tình trạng này còn có thể xảy ra do các bệnh mãn tính như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, loãng xương và viêm khớp dạng thấp.
Hiện nay, phương pháp điều trị chính đối với đau nhức xương khớp là sử dụng thuốc. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thuốc làm giảm triệu chứng (giảm đau, chống viêm) và một số loại thuốc đặc hiệu (thuốc ức chế miễn dịch, thuốc sinh học, thuốc chống thoái hóa).
Mục tiêu chính của việc sử dụng thuốc là giảm cơn đau và các triệu chứng đi kèm, đồng thời cải thiện khả năng vận động và làm chậm tiến triển của bệnh. Đối với các loại thuốc có nguy cơ cao, bác sĩ thường chỉ yêu cầu dùng khi cần thiết để hạn chế tác hại đối với gan, thận và các cơ quan nội tạng.
Vì vậy bạn chỉ nên sử dụng thuốc trị đau nhức xương khớp khi có yêu cầu của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần tuân thủ loại thuốc, cách dùng và liều lượng được chỉ định để hạn chế tác dụng phụ và các tình huống rủi ro.
Đau nhức xương khớp nên dùng thuốc gì?
Hiện nay có khá nhiều loại thuốc trị đau nhức xương khớp, bao gồm thuốc dạng uống, tiêm và các chế phẩm sử dụng tại chỗ. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, độ tuổi và khả năng đáp ứng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:
1. Paracetamol – Thuốc giảm đau thông thường
Paracetamol là lựa chọn ưu tiên để giảm cơn đau do nhiều nguyên nhân khác nhau. Loại thuốc này có hiệu quả hạ sốt và giảm đau dựa trên cơ chế ức chế men cyclooxygenase nhằm giảm khả năng sinh tổng hợp prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương. Thuốc có khả năng giảm cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình do chấn thương, căng cơ hoặc do các bệnh xương khớp mãn tính.
Paracetamol tương đối an toàn ở liều điều trị, phù hợp với cả trẻ nhỏ và người cao tuổi. Tuy nhiên do mức độ giảm đau kém nên ở các trường hợp đau nhiều, đau mãn tính, loại thuốc này có thể không đem lại cải thiện rõ rệt.
Chống chỉ định thuốc giảm đau xương khớp Paracetamol:
- Thiếu máu nhiều lần
- Có vấn đề về phổi, thận, tim và gan
- Thiếu hụt men glucose-6-phosphate dehyrogenase
- Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
Mặc dù được đánh giá tương đối an toàn nhưng Paracetamol có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với người có cơ địa nhạy cảm. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm nôn mửa, buồn nôn, nổi mề đay và ban đỏ.
2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid (Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen,..) được sử dụng khi Paracetamol không đem lại hiệu quả. NSAID hoạt động bằng cách ức chế men cyclooxygenase (COX) toàn thân (bao gồm COX 1 và COX 2) nhằm giảm khả năng tổng hợp chất trung gian gây viêm prostaglandin. Ngoài tác dụng giảm đau, nhóm thuốc này còn có khả năng hạ sốt không đặc hiệu, chống viêm và chống ngưng tập tiểu cầu.
So với Paracetamol, NSAID có nhiều rủi ro và nguy cơ khi sử dụng. Vì vậy nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng (đặc biệt là khi có vấn đề về dạ dày, thực quản và tim mạch) để được cân nhắc việc sử dụng loại thuốc này.
Đối với người có vấn đề về dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (một nhóm nhỏ của NSAID). Khác với NSAID thông thường, nhóm thuốc này chỉ tác động đến cyclooxygenase 2 tại vị trí gây viêm nên ít ảnh hưởng lên cơ quan tiêu hóa. Các loại thuốc ức chế chọn lọc COX 2 thường được sử dụng để giảm đau xương khớp bao gồm Meloxicam, Celecoxib, Ketorolac,…
Chống chỉ định thuốc:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Tiền sử xuất huyết dạ dày
- Viêm loét dạ dày tiến triển
- Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
- Suy gan, suy thận nặng
- Trẻ dưới 12 tuổi
Thuốc chống viêm không steroid có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý khi sử dụng như đau thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy,… Ở một ít trường hợp, NSAID có thể gây xuất huyết tiêu hóa (phân đen, nôn mửa ra máu, đau bụng dữ dội). Khi nhận thấy các triệu chứng này, phải thông báo với bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được xử lý và khắc phục kịp thời.
Do nguy cơ cao nên thuốc chống viêm không steroid chỉ được dùng trong điều trị ngắn hạn. Ngoài ra, để giảm thiểu ảnh hưởng lên cơ quan nội tạng, bác sĩ có thể chỉ định dùng NSAID dạng bôi như Voltaren gel.
3. Thuốc giảm đau gây nghiện (opioid)
Thuốc giảm đau gây nghiện (opioid) là loại thuốc kê toa được sử dụng để điều trị đau mãn tính. Opioid có khả năng giảm triệu chứng đau do thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, chấn thương nặng, viêm màng hoạt dịch,… Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế các thụ thể opioid ở hệ thần kinh trung ương nhằm giảm mức độ thụ cảm cơn đau.
Opioid có khả năng gây nghiện nên chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết. Bác sĩ thường chỉ định thuốc phối hợp Paracetamol + Opioid hoạt tính nhẹ để tăng tác dụng giảm đau và hạn chế các tình huống rủi ro. Tuy nhiên nếu không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định Codein, Methadone, Tramadol và Morphin.
Chống chỉ định:
- Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
- Có vấn đề về gan
- Phụ nữ đang cho con bú
- Đang sử dụng hoặc dùng thuốc ức chế MAO trong 15 ngày gần đây
- Động kinh chưa được kiểm soát
- Đang bị ngộ độc cấp thuốc ngủ, thuốc điều trị tâm thần và thuốc giảm đau trung ương
Thuốc giảm đau gây nghiện có thể gây táo bón, chóng mặt, mạch không ổn định, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, tiểu tiện ít,… trong thời gian sử dụng.
Khi dùng thuốc trong điều trị dài hạn, phải giảm liều từ từ trước khi ngưng thuốc hẳn. Dừng thuốc đột ngột có thể gây ra hội chứng cai thuốc với các biểu hiện như hoang tưởng, đổ nhiều mồ hôi, hốt hoảng, ảo giác.
4. Thuốc giảm đau tại chỗ
Đối với trường hợp đau nhức xương khớp do va đập, té ngã, căng cơ, có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau tại chỗ như:
- Lidocaine: Lidocaine là hoạt chất co mạch và gây tê tại chỗ. Với cơ chế này, thuốc có thể giảm khả năng thụ cảm tín hiệu đau của dây thần kinh và cải thiện tình trạng viêm sưng. Lidocaine thường được dùng ở dạng bôi hoặc miếng dán với tần suất 2 – 4 lần/ ngày.
- Methyl salicylate: Methyl salicylate là hoạt chất giảm đau tại chỗ và giảm sung huyết niêm mạc. Hoạt chất này có trong nhiều thuốc giảm đau xương khớp dạng dán, bôi ngoài, thuốc xoa bóp hoặc thuốc dạng xịt.
- Methol: Methol là hoạt chất được chiết xuất từ lá bạc hà có tác dụng gây tê, làm mát và giảm viêm. Các loại thuốc chứa hoạt chất này có khả năng giảm đau nhức do bong gân, căng cơ hoặc bầm tím.
- Capsaicin: Capsaicin là hoạt chất từ quả ớt có khả năng giảm đau nhức tại chỗ. Hiện nay, hoạt chất này được dùng trong các loại thuốc giảm đau dạng bôi. Mặc dù có tác dụng giảm đau tương đối và độ an toàn khá cao nhưng Capsaicin có thể gây kích ứng da đối với những người có cơ địa nhạy cảm.
Các loại thuốc giảm đau tại chỗ có độ an toàn cao hơn so với thuốc dạng uống. Tuy nhiên nhóm thuốc này chỉ giúp cải thiện cơn đau, tình trạng viêm đỏ, sưng nóng trong phạm vi nhỏ. Hơn nữa, thuốc giảm đau tại chỗ không được sử dụng lên vùng da có vết thương hở và xây xước.
5. Thuốc giảm đau thần kinh
Thuốc giảm đau thần kinh thường được sử dụng trong điều trị bệnh thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm. Thuốc có khả năng giảm tình trạng đau nhức và các triệu chứng khởi phát do dây thần kinh bị chèn ép như tê buốt, châm chích, nóng rát, dị cảm,… Nhóm thuốc này có khả năng giảm cơn đau có mức độ từ trung bình đến nặng.
Chống chỉ định:
- Dưới 18 tuổi
- Quá mẫn với thành phần trong thuốc
Thuốc giảm đau thần kinh có thể gây chóng mặt, dị cảm, phù mặt, chán ăn, đầy hơi và suy nhược trong thời gian sử dụng.
6. Corticoid – Chống viêm, giảm đau
Corticoid là hoạt chất tổng hợp có cơ chế tương tự hormone cortisol được tuyến thượng thận bài tiết. Đối với các bệnh xương khớp mãn tính, corticoid thường được sử dụng ở dạng tiêm.
Tiêm corticoid được áp dụng đối với trường hợp đau nhiều, viêm, phù nề nặng và không có đáp ứng với các loại thuốc thông thường. Hoạt chất này có khả năng ức chế hoạt động miễn dịch, từ đó làm giảm hiện tượng viêm và đau nhức tại khớp tổn thương.
Tiêm corticoid chỉ được thực hiện tối đa 3 lần/ năm. Lạm dụng loại thuốc này có thể gây loãng xương, tăng đường huyết, gây hư hại các mô khớp khỏe mạnh, suy thượng thận và hội chứng Cushing.
7. Thuốc giãn cơ vân
Thuốc giãn cơ vân (Eperisone) được sử dụng để giảm tình trạng đau nhức xương khớp do cơ co cứng hoặc co thắt đột ngột. Loại thuốc này thường được dùng trong điều trị gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa và thoái hóa cột sống.
Thuốc giãn cơ vân không làm giảm cơn đau trực tiếp mà chủ yếu thư giãn cơ và cải thiện hiện tượng đau do cơ co thắt quá mức. Loại thuốc này thường được sử dụng phối hợp với NSAID để hạn chế các tác dụng phụ do dùng NSAID dài ngày.
Chống chỉ định:
- Co cứng cơ cấp tính
- Viêm gan, xơ gan tiến triển
Thuốc có thể gây chóng mặt, yếu cơ, mệt mỏi, khó chịu, buồn ngủ, tiêu chảy,… khi sử dụng. Trong trường hợp bị co cứng bụng, co giật, khó nuốt và xuất huyết tiêu hóa, cần thông báo với bác sĩ để được xử lý và thay thế bằng loại thuốc khác.
8. Thuốc chống thoái hóa
Thuốc chống thoái hóa được sử dụng để điều trị đau nhức xương khớp do thoái hóa như thoái hóa đốt sống, thoái hóa khớp và loãng xương. Nhóm thuốc này không trực tiếp tác động đến cơn đau mà có hiệu quả giảm đau xương khớp bằng cách tái tạo mô sụn, cải thiện mật độ xương, thúc đẩy hoạt động sản sinh dịch nhầy và làm chậm quá trình thoái hóa.
Bên cạnh đó, thuốc chống thoái hóa (Chondroitin, Glucosamine, Collagen type 2,…) còn có khả năng ức chế các enzyme gây hư hại sụn khớp như gốc tự do, collagenase, phospholipase A2. Ngoài khả năng ngừa cơn đau bùng phát trong tương lai, nhóm thuốc này còn giúp cải thiện hệ thống xương khớp, tăng cường chức năng vận động và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh xương khớp mãn tính.
Chống chỉ định:
- Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
- Phụ nữ đang mang thai
Thuốc chống thoái hóa chủ yếu được bào chế từ xương và vỏ động vật. Vì vậy ở một số trường hợp, thuốc có thể gây dị ứng, buồn nôn và tiêu chảy.
9. Thuốc chống thấp khớp
Thuốc chống thấp khớp (Methotrexate) được sử dụng để điều trị các bệnh viêm khớp có cơ chế tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến và viêm cột sống dính khớp. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế miễn dịch nhằm ngăn chặn quá trình tạo ra các kháng thể tấn công vào mô sụn và đầu xương khỏe mạnh.
Thuốc chống thấp khớp không có hiệu quả giảm đau và chống viêm trực tiếp. Thuốc giúp bảo vệ mô sụn, đầu xương, dây chằng,… nhằm ngăn chặn tiến triển của bệnh, bảo vệ ổ khớp và giảm thiểu cơn đau bùng phát trong tương lai.
Chống chỉ định:
- Tổn thương chức năng thận
- Suy dinh dưỡng
- Suy gan
- Rối loạn tạo máu (giảm tiểu cầu, thiếu máu, giảm bạch cầu và suy tủy xương)
- Phụ nữ mang thai
Thuốc chống thấp khớp có thể ức chế hoạt động của tủy, gây nổi mề đay, hồng ban, giãn mạch máu, rụng tóc, viêm miệng, viêm lợi, xuất huyết tiêu hóa, viêm bàng quang,… Sử dụng thuốc trong điều trị dài hạn còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do hệ miễn dịch bị ức chế.
10. Thuốc sinh học
Thuốc sinh học là được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến. Hiện nay nhóm thuốc này chưa được sử dụng phổ biến và mức độ hiệu quả chưa thực sự đồng nhất.
Thuốc sinh học có khả năng giảm viêm, cải thiện và ngăn chặn quá trình hư hại sụn khớp bằng cách ức chế các kháng thể do hệ miễn dịch sản sinh như interleukin 1,6 và tế bào B. Các loại thuốc sinh học được sử dụng phổ biến bao gồm Tocilizumab và Rituximab.
Các lưu ý khi dùng thuốc tây trị đau nhức xương khớp
Sử dụng thuốc Tây trị đau nhức xương khớp có hiệu quả nhanh và tác dụng mạnh hơn so với thuốc nam và thuốc Đông y. Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc này đều gây hại lên gan, thận và một số cơ quan khác.
Vì vậy khi sử dụng thuốc trị đau nhức xương khớp, cần chú ý một số thông tin sau:
- Cần tham vấn y khoa trước khi sử dụng, ngay cả thuốc giảm đau không kê toa. Đồng thời nên thông báo với dược sĩ/ bác sĩ tiền sử dị ứng, lịch sử dùng thuốc và tình trạng sức khỏe để được chỉ định loại thuốc và hiệu chỉnh liều dùng phù hợp.
- Sử dụng thuốc theo đúng liều dùng và thời gian được chỉ định. Không tự ý tăng liều và kéo dài thời gian sử dụng.
- Trước khi dùng phối hợp thuốc với các loại thảo dược tự nhiên, TPCN, viên uống bổ sung, nên tham vấn y khoa để được cân nhắc về hiện tượng tương tác.
- Đồ uống chứa cồn và chất kích thích có thể làm tăng tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị đau nhức xương khớp. Vì vậy cần tránh dùng chất kích thích và rượu bia trong thời gian sử dụng.
- Thông báo với bác sĩ khi gặp phải các tác dụng không mong muốn.
- Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thị lực và khả năng tập trung. Vì vậy trong thời gian sử dụng, nên tránh điều khiển phương tiện giao thông, đưa ra quyết định quan trọng và vận hành máy móc.
- Hầu hết các loại thuốc điều trị đau nhức xương khớp đều gây hại lên gan, thận và cơ quan tiêu hóa. Để giảm nguy cơ lạm dụng thuốc, nên giảm đau bằng một số phương pháp an toàn như chườm nóng/ chườm lạnh, xoa bóp, bấm huyệt, ăn uống điều độ, tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý.
- Khi sử dụng NSAID, nên dùng kèm với thuốc bảo vệ niêm mạc để hạn chế nguy cơ viêm loét và xuất huyết dạ dày.
- Đối với tình trạng đau nhức xương khớp do các bệnh mãn tính, triệu chứng có xu hướng tái phát nhiều lần, tiến triển dai dẳng và mãn tính. Vì vậy cần phối hợp với các phương pháp khác như vật lý trị liệu, thay đổi lối sống để hạn chế tình trạng phụ thuộc và lạm dụng thuốc.
- Thuốc Tây y giảm triệu chứng hiệu quả nhưng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, nếu muốn trị đau nhức xương khớp hết hẳn mà vẫn đảm bảo an toàn, mọi người có thể tham khảo thêm các bài thuốc Đông y để chữa bệnh.
Điều trị đau nhức xương khớp bằng thuốc Đông y
Nếu thuốc Tây tập trung dùng thuốc kháng sinh, thuốc Steroid hoặc Corticoid có tác dụng giảm đau nhanh triệu chứng bệnh xương khớp, thì Đông y tập trung chú trọng sử dụng các loại thảo dược chứa lượng kháng sinh tự nhiên cao, nhằm kháng viêm, tăng lưu thông máu và mạnh gân cốt.
Trong Đông y, bệnh xương khớp thuộc chứng Tý, sinh ra do phong hàn tà thấp xâm nhập, kết hợp với phủ tạng suy giảm, cơ thể suy nhược. Từ đó gây ra tình trạng khí huyết không thông, kinh mạch tắc nghẽn và gây đau.
Để điều trị, Đông y sử dụng các bài thuốc từ thảo dược hoạt động theo cơ chế: Điều trị tận gốc – Phục hồi sức khỏe – Ngăn ngừa tái phát. Nhờ vậy, hiệu quả trị bệnh bằng Đông y chuyên sâu và lâu bền.
Trong y học cổ truyền, các thầy thuốc thường kết hợp các thảo dược tự nhiên như: Dây đau xương, gối hạc, phòng phong, xích đồng, hạnh phúc, cà gai, bồ công anh… trong một bài thuốc trị xương khớp để làm mạnh gân cốt, ngăn thoái hóa, đồng thời điều tiết chức năng gan, thận.
Bài thuốc nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh tập trung đầy đủ các thảo dược trên và nhiều dược liệu quý khác, mang đến công dụng trị bệnh vượt trội. Phương thuốc nhận được nhiều lời khen của chuyên gia và người bệnh.
Được biết, bài thuốc chữa đau nhức xương khớp của Đỗ Minh Đường là sự kết hợp từ 4 phương thuốc nhỏ, gồm: Thuốc đặc trị; Thuốc hoạt huyết bổ thận; Thuốc bổ gan dưỡng huyết; Thuốc kiện tỳ ích tràng. Thuốc có công dụng:
- Khu phong, trừ thấp, giảm đau nhức xương khớp
- Hỗ trợ tái tạo dịch và sụn, ngăn ngừa thoái hóa
- Tiêu viêm, thông kinh lạc, dưỡng huyết
- Bổ gan, thận, hòa giải can – tỳ, hành khí hóa ứ
- Tăng cường sức khỏe, dự phòng tái phát
Nói về điểm mạnh của bài thuốc, lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết: “Bài thuốc trị xương khớp được nghiên cứu và bào chế cách đây 150 năm. Hiện thuốc đã được gia giảm một số thành phần để phù hợp với đa số người bệnh. Thuốc có thể trị tận gốc bệnh xương khớp, đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh.”
Đặc biệt, các thảo dược bào chế thuốc được chọn lọc kỹ lưỡng, có xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ y tế. Các vị thuốc thu hái từ 3 vườn dược liệu do Đỗ Minh Đường xây dựng tại: Lạc Thủy (Hòa Bình), Gia Lâm (Hà Nội) và Nghĩa Trại (Hưng Yên).
Bên cạnh đó, nếu người bệnh lo ngại phải đun sắc thuốc Đông y lỉnh kỉnh, Đỗ Minh Đường sẽ hỗ trợ bào chế thuốc sẵn thành dạng cao. Người bệnh tiện lợi sử dụng, tiết kiệm được thời gian và công sức.
Hiệu quả của bài thuốc đã được chứng minh qua hàng ngàn bệnh nhân xương khớp. Trong đó có nghệ sĩ Xuân Hinh. “Sau 2 tháng dùng thuốc của Đỗ Minh Đường, những cơn đau nhức xương khớp của tôi đã giảm hẳn, bệnh khỏi gần như hoàn toàn.”