“Tôi không biết nói gì, ngoài lời cảm ơn sâu sắc nhất tới lương y Lý Thị Mỹ Châu. Chính bà đang mang niềm vui, hạnh phúc cho gia đình tôi, gắn kết yêu thương cho vợ chồng tôi như ngày hôm nay. Hy vọng, những sẻ chia của tôi sẽ đến được với nhiều người, để bệnh nhân trên cả nước không may bị hiếm muộn có cơ hội làm cha, làm mẹ như tôi…” Đó là lời tâm sự của vợ chồng anh Bùi Văn Tùng (ngụ phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.HCM).
Ngôi nhà của vợ chồng anh Tùng tuy nhỏ, nhưng khang trang, những đồ chơi trẻ con từ sân vào trong nhà, tiếng đứa trẻ bi bô tập nói. Chị Lê Thị Thu Thanh, vợ anh dắt cậu con trai kháu khỉnh, đang tập nói ra chào chúng tôi.
Rót chén nước, mời khách xa, vợ chồng chị Thanh ngược dòng thời gian chia sẻ về câu chuyện chữa vô sinh đầy gian nan của mình. 2 vợ chồng chị bằng tuổi, chồng là lái xe, còn vợ là nhân viên y tế. Kết hôn năm 2005, và cũng như bao cặp vợ chồng khác ở miền quê nghèo, họ không kế hoạch gì cả, nhưng tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác mà vợ chồng chưa có con.
Kinh nguyệt chị Thanh tháng có, tháng không, mỗi lần kinh ra ít, và thường vón cục. Là người làm trong ngành y, chị linh cảm có chuyện chẳng may sẽ đến với vợ chồng chị. Nhưng, thời gian đầu, chị chưa đi khám bác sĩ Tây y mà dùng thuốc Đông y. Ai mách thuốc gì hay, thầy nào giỏi ở các tỉnh xa, vợ chồng anh chị đều tìm đến. Thế nhưng, hy vọng không thấy đâu chỉ thấy tốn kém.
Anh chị bắt đầu chuyển sang chữa trị Tây y. Anh đi khám thì được hay tinh trùng yếu, đứt đoạn, loãng, còn chị thì kinh nguyệt không đều, nội tiết kém. 1 năm, rồi 2 năm theo đuổi các bệnh viện từ tỉnh đến trung ương nhưng chưa một lần chị đậu thai. Đã có lúc, vợ chồng chị chán nản nghĩ đến chuyện ly hôn, giải thoát cho nhau, rồi nghĩ đến chuyện nhận con nuôi…
Lương y Lý Thị Mỹ Châu
Tất cả suy nghĩ, ý tưởng cứ hằng đêm hiện về trong đầu vợ chồng trẻ, khiến họ căng thẳng. Rồi thấm thoát cũng 11 năm trôi đi, anh chị Thanh cũng không nhớ mình tốn bao nhiêu tiền để chạy chữa vô sinh, chỉ biết, cứ làm được đồng nào là lại không cánh bay đi, không có tin tức gì.
Sau những chuỗi ngày chán nản, tưởng rằng sẽ chìm trong tuyệt vọng, mặc dù biết bản mình có nhiều vị lương y chữa vô sinh, nhưng bụt chùa nhà thường không tin. Chỉ đến khi gia đình động viên bảo thử đến lương y Châu, bởi thấy lương y rất đông khách thập phương. Trong suy nghĩ của anh chị lúc đó mới toát lên rằng: Lương y phải chữa được thì mới đông khách đến vậy. Lẽ nào mình cùng bản mà không tận dụng.
Thế rồi, anh chị Thanh tìm đến nhà lương y Châu bốc thuốc. Vợ thì uống thuốc sắc, thay nước hàng ngày. Chồng thì uống thuốc ngâm rượu. Mỗi bữa 2 ly rượu nhỏ. 1 tháng trôi qua không thấy tin gì, đến hết tháng thứ 2 dùng thuốc, chị Thanh thấy người khó chịu, không muốn ăn, buồn nôn. Chị không dám nghĩ mình có thai, vì sợ “hoang tưởng”, nhưng chồng chị cứ động viện vợ mua que thử xem. Chị cũng đành nghe theo, nhưng trong lòng, không chút hy vọng nào, nhưng buổi sáng hôm đó chị Thanh như vợ òa trong nhà vệ sinh khi hét toáng lên gọi chồng rằng que thử đã báo 2 vạch.
Sợ que thử sai, anh liền chạy đi mua chiếc que thứ 2 và rồi nó cũng báo như vậy. Vợ chồng anh chị ôm nhau mà khóc vì hạnh phúc. Không chờ đợi thêm được nữa, anh chị Thanh liền dẫn nhau vào viện siêu âm. Tuy nhiên, do thai nhỏ, chưa có hình ảnh, chị thử máu thì bác sĩ nói chắc chắn đã có thai. Thế rồi 9 tháng nâng niu, chìm ngập trong hạnh phúc, chị Thanh sinh ra một cháu trai kháu khỉnh. Giờ đây, nhìn họ thật hạnh phúc…
Kể xong câu chuyện gian nan nhưng cái kết có hậu của vợ chồng mình, anh Tùng cười rạng ngời cho biết: “Tôi cảm ơn lương y Châu, bà lang người Dao lắm. Bà là cứu tinh của vợ chồng tôi. Nếu không có bà chắc chúng tôi còn nghĩ ngợi ra nhiều điều u ám…”.
Để giúp bạn đọc có thể tìm hiểu rõ hơn bài thuốc đặc trị tiểu đường của lương y Lý Thị Mỹ Châu, quý bạn đọc xin liên hệ số điện thoại: 0941.082.744