Hai mối lo của người lao động liên quan đến thưởng Tết

Cứ đến cuối năm, những câu chuyện về thưởng tết không bao giờ hết nóng. Ngoài mỗi lo về thưởng Tết bằng hiện vật, người lao động còn lo thêm cả khoản thuế thu nhập cá nhân “khủng”.

Nỗi lo từ thuế

Từ ngày 1/7/2020, Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 có hiệu lực, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020 được điều chỉnh theo hướng tăng mức giảm trừ từ 9 triệu lên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Với việc điều chỉnh này, khoảng 1 triệu người đang phải nộp thuế thu nhập cá nhân ở mức đầu tiên sẽ không phải nộp nữa.

Luôn thường trực mối lo về các khoản thuế từ thưởng Tết. Ảnh minh họa

Nhưng nếu tính thêm vào những khoản tiền thưởng Tết, khả năng phải nộp những khoản thuế “khủng” vẫn là nỗi lo canh cánh. Bởi lẽ, dù trừ khoản giảm trừ gia cảnh như đã nói trên thì theo Thông tư 111/2013/TT-BTC thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động bao gồm các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán đều phải chịu thuế thu nhập cá nhân, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo giấy khen, bằng khen, huy chương, giải thưởng được Nhà nước phong tặng. Như vậy, người lao động được thưởng Tết và lương tháng 13 phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Việc người lao động bị trừ thuế nặng vì thưởng Tết là do quy định hiện nay, thuế suất thuế thu nhập cá chia làm 7 bậc, từ 5% đến 35% là rất cao so với nhiều nước trong khu vực. 

Do đó, nhiều chuyên gia nhận định cần phải sửa lại các mức này, giảm thuế suất, gia tăng mức giảm trừ gia cảnh để nuôi dưỡng nguồn thu, tránh vắt kiệt sức của người lao động thì thuế thu nhập cá nhân mới công bằng và bền vững.

Theo đó, mức thuế suất áp dụng tối đa chỉ nên là 20% thay vì 35% như hiện nay. Trước đây, thuế doanh nghiệp từng đóng 30-50% nhưng giờ cũng đã giảm xuống, như vậy thuế thu nhập cho cá nhân cũng chỉ nên tối đa ở mức 20%.

Đặc biệt, dịch COVID-19 hoành hành cả năm nay đã khiến cả doanh nghiệp và người lao động thiệt hại nặng thì dịp nghỉ Tết chính là cơ hội để nhiều ngành, nghề kích cầu. Bởi vậy, khi bị áp thuế như vậy và việc COVID-19 còn nhiều diễn biến phức tạp trong năm 2021, việc thắt chặt chi tiêu là dễ xảy ra. 

Khi thưởng Tết bằng hiện vật?

Ngoài chế độ lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp theo quy định, người sử dụng lao động còn có thể thưởng thêm cho người lao động.

Tại Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Tuy nhiên, luật lại không bắt buộc người sử dụng lao động phải có thưởng Tết và nếu có thì cũng không nhất thiết phải là tiền mặt.  Người sử dụng lao động, có thể lựa chọn thưởng Tết cho người lao động bằng nhiều hình thức như các chuyến tham quan du lịch, vé tàu, xe để về quê hoặc các hiện vật khác…

Quy chế thưởng sẽ do người sử dụng lao động quyết định sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và phải được công khai tại nơi làm việc. 

Do đó, người lao động sẽ được thưởng Tết nếu có thỏa thuận trong hợp đồng lao động, theo quy chế nội bộ doanh nghiệp về thưởng Tết, thỏa ước lao động tập thể và phụ thuộc phần lớn vào doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp và năng suất, hiệu quả công việc của người lao động.

Theo quy định, thưởng Tết không nhất thiết phải là tiền mặt. Ảnh minh họa

Trên cơ sở đó, nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị thưởng cho người lao động “lương tháng 13” bằng tiền thì sẽ quy ra hiện vật, trong đó có hiện vật là sản phẩm của chính doanh nghiệp.

Theo thông tin từ ban Chính sách – Pháp luật của LĐLĐ, dù các doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long như: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp,… chưa chốt thưởng Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhưng khả năng cao là sẽ có không ít doanh nghiệp sẽ có khả năng trả thưởng bằng hiện vật.

Trước đợt nghỉ Tết Âm lịch khá dài sắp tới, bằng đúng 1 tuần lao động, điều khiến người lao động trông chờ đó là khoản tiền thưởng Tết để lo chi tiêu, mua sắm.

Chị Nguyễn Thị Dung, người lao động tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: “Nếu các doanh nghiệp chỉ thưởng quần áo, tivi… cho tất cả công nhân thì theo tôi là không phù hợp. Vì vậy, tốt nhất là thưởng Tết cho công nhân bằng tiền để công nhân có nhu cầu gì sẽ chủ động mua sắm”.

Related Posts

Cao ốc mọc trên “đất vàng”: Nhà máy xe đạp Thống Nhất 82 Nguyễn Tuân giờ ra sao?

Sau khi di dời nhà máy xe đạp Thống Nhất, hiện nơi đây là tổ hợp nhà liền kề, TTTM và căn hộ mang tên Thống Nhất Complex, giá nhà…

Read more

3.629 người có nguy cơ cao trong cộng đồng ở Hà Nội xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hiện tại, đã có 3.870 đối tượng nguy cơ cao tại cộng đồng được xét nghiệm nhanh vi rút…

Read more

Sáng 20/3, không có ca mắc mới, gần 31.000 người Việt đã tiêm văc xin COVID-19

Bản tin 6h ngày 20/3 của Bộ Y tế cho biết không có ca mắc COVID-19. Gần 38.000 người đang cách ly chống dịch. trên cả nước. Hiện cả nước…

Read more

Dự báo thời tiết ngày 20/3: Miền Bắc ấm trước khi đón đợt không khí lạnh mới

Dự báo thời tiết hôm nay (20/3), các tỉnh miền Bắc ban ngày trời ấm, có nơi nắng nóng trên 35 độ. Ngày mai không khí lạnh tràn về, trời…

Read more

Hà Nội: Bé gái 2 tuổi tử vong trong ngày đầu tiên đến trường mầm non

Bé gái sinh năm 2019 đến nhóm lớp mầm non ở cạnh nhà để học tập. Sau đó bé này đã có nhiều biểu hiện lạ và được đưa đến…

Read more

Chiều 19/3, thêm 1 ca mắc COVID-19 tại TP.HCM

Bản tin 18h ngày 19/3 của bộ Y tế cho biết có 1 ca mắc COVID-19 là người nhập cảnh ghi nhận tại TP.HCM. Việt Nam hiện có 2.571 bệnh…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *