Làm gì để tiêu diệt sự đố kỵ nơi công sở?

Non kém thì bị coi thường, còn xinh đẹp giỏi giang thì lại trở thành “cái gai” trong mắt đồng nghiệp. Việc cạnh tranh đố kỵ từ lâu đã thành một chủ đề không còn quá xa lạ với dân công sở. Vậy, làm sao để tiêu diệt sự đố kỵ nơi công sở? Trong bài viết dưới đây, sẽ bật mí cho các bạn “liều thuốc” chữa căn bệnh đố kỵ này. Ngay bây giờ chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu nhé!

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp

Để tiêu diệt sự đố kỵ nơi công sở, bạn cần phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp. Đặc biệt, trong trường hợp bạn đang trở thành đối tượng bị đồng nghiệp ganh ghét, đố kỵ. Để làm được điều này, đầu tiên bạn hãy suy nghĩ về bản thân, xem lại cách cư xử, thái độ và tìm ra đâu là nguyên nhân bị ghen tị.

Việc tìm ra nguyên nhân sẽ giúp bạn có được phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Bạn có thể thay đổi bản thân, cách cư xử và thái độ với đồng nghiệp để xoay chuyển tình thế. Để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, bạn nên hỏi thăm và giúp đỡ khi họ gặp khó khăn trong công việc.

 

Để tiêu diệt sự đố kỵ nơi công sở, bạn cần phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp

Có như vậy, họ sẽ nhìn bạn với ánh mắt khác, thay đổi quan điểm của họ về bạn. Nếu làm được điều này chắc chắn mối quan hệ của bạn và đồng nghiệp sẽ từng bước phát triển theo một chiều hướng tích cực. Còn nếu bạn muốn góp ý với đồng nghiệp thì bạn cần phải thật tế nhị trong từng lời ăn tiếng nói của mình. Đây chính là nghệ thuật giúp bạn “ghi điểm” trong mắt đồng nghiệp.

Luôn khiêm tốn

Dù bạn có giỏi hoặc làm tốt hơn đồng nghiệp thì bạn vẫn cần phải khiêm tốn. Tuyệt đối không được khoe khoang với mọi người khi được tăng lương, lên chức hoặc được sếp khen vì hoàn thành công việc tốt. Bởi khi bạn làm điều này trước mặt đồng nghiệp, có thể tạo ra sự ganh ghét, đố kỵ của họ. Từ đó, bạn sẽ trở thành mục tiêu để họ hạ gục bạn.

Bên cạnh đó, đức tính khiêm tốn còn khiến đồng nghiệp tôn trọng và nể phục bạn. Vì vậy, bạn hãy học cách khiêm tốn, kết quả công việc sẽ nói lên năng lực của bạn. Hơn nữa, đây cũng là cách để bạn tạo được ấn tượng với mọi người. Nhưng bạn cần lưu ý rằng khiêm tốn để học hỏi chứ không phải khiêm tốn để nhún nhường người khác nhé!

>> Làm sao để hòa nhập với môi trường làm việc mới?

>> Bật mí bí quyết làm việc hiệu quả với người trái tính trái nết

Làm việc chăm chỉ

Để tiêu diệt sự đố kỵ nơi công sở bạn hãy cố gắng làm việc chăm chỉ. Việc gì cũng có lý do của nó, nếu bạn làm việc hiệu quả chắc chắn sếp sẽ trọng dụng bạn. Nhưng đôi khi đồng nghiệp của bạn lại không nghĩ như vậy. Do đó, để “đập tan” nghi ngờ, bạn chỉ còn cách chăm chỉ làm việc và hoàn thành tốt tất cả các công việc được giao.

 

Làm việc chăm chỉ là cách tiêu diệt sự đố kỵ rất hiệu quả

Việc này sẽ giúp bạn chứng minh cho đồng nghiệp năng lực của bạn như thế nào, cách bạn xử lý công việc chuyên nghiệp ra sao. Và từ giây phút đó, chắc chắn họ sẽ phải nể phục bạn và không còn điều gì để có thể ganh ghét đố kỵ với bạn nữa.

Mặt khác, thay vì để ý đến sự ganh ghét đố kỵ của đồng nghiệp thì bạn nên học cách trau dồi kiến thức cho bản thân, cũng như các kỹ năng mềm để nâng cao trình độ và phát triển bản thân. Đây cũng chính cách hữu hiệu giúp tất cả mọi người có thể đánh giá chính xác, khách quan về năng lực của bạn.

Xem việc đố kỵ là chuyện bình thường

Nếu có đồng nghiệp nào ghen tị với bạn thì đừng vội căng thẳng, hãy xem đó là chuyện bình thường. Hãy xem như đây là phương pháp giúp bạn kiểm soát cảm xúc: rèn luyện tính kiên nhẫn, mạnh mẽ và học cách thích nghi với từng hoàn cảnh. Đây cũng chính là “đòn bẩy” giúp bạn có thêm động lực để phấn đấu hơn trong công việc.

Thẳng thắn đối mặt và tìm cách giải quyết

Nếu sự đố kỵ của đồng nghiệp khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và quá phiền phức thì hãy tìm cách chấm dứt tình trạng này. Để tiêu diệt sự đố kỵ nơi công sở bạn có thể ngồi với họ và trao đổi một cách thẳng thắn và lịch sự. Hãy nói với họ rằng, bạn nhận ra sự thay đổi trong cách cư xử của họ đối với bạn và hỏi nguyên nhân của vấn đề này.

 

Thẳng thắn đối mặt và tìm cách giải quyết để tiêu diệt sự đố kỵ

Nếu nguyên nhân xuất phát từ phía bạn thì hãy đưa ra lời xin lỗi. Nhưng nếu đó là từ những nguyên nhân khách quan như: việc bạn được thăng chức, tăng lương, thưởng… thì bạn hãy giải thích cho họ hiểu rằng đó là phần thưởng mà bạn xứng đáng nhận được sau những khó khăn, vất vả đã bỏ ra.

Đừng quên khuyến khích họ làm việc chăm chỉ và công nhận những điểm mạnh của họ một cách chân thành. Bên cạnh đó, bạn cần phải khiêm tốn về những thành tích đã đạt được.

Ganh ghét, đố kỵ là một vấn đề khó có thể tránh khỏi tại môi trường công sở. Mong rằng, qua bài viết mà  chia sẻ, các bạn đã “bỏ túi” được phương pháp hiệu quả để tiêu diệt sự đố kỵ nơi công sở.