Không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng, cảnh sắc nên thơ. Huế còn thu hút khách du lịch bởi nhiều công trình kiến trúc chùa chiền độc đáo.
Huế được xem là vùng đất linh thiêng, mang vẻ đẹp cổ kính nổi tiếng với những thành quách, lăng tẩm. Sở hữu hệ thống chùa chiền dày đặc, văn hóa phật giáo chùa chiền ở huế còn được biết đến bởi các lễ nghi cúng phật được lưu giữ lâu đời. Không ít lễ hội phật giáo lớn nhỏ được tổ chức hằng năm như lễ Phật Đản, lễ hội quan thế âm bồ tát… Có thể nói Huế là một trong ba vùng du lịch lớn của cả nước.
Chùa Báo Quốc – một trong những ngôi chùa cổ bật nhất xứ Huế (ảnh internet )
Hiện nay trên thành phố Huế có khoảng hơn 300 ngôi chùa lớn, nhỏ trong đó có nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng từ hàng trăm năm trước như chùa Thiên Mụ, chùa Báo Quốc, chùa Từ Đàm, chùa Từ Hiếu.
Hệ thống chùa chiền xứ Huế không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa á đông mà nó còn là một địa chỉ lịch sử, văn hóa tâm linh đặc sắc.
Đặc điểm chung cho chùa ở Huế là không quá đồ sộ, nét chùa Huế về cơ bản vẫn tiếp nối truyền thống ngôi chùa Việt Nam, tinh tế nhưng không đồ sộ, khoa trương. Rất bình dị, thân thiết gần gũi với dân gian.
Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ công trình kiến trúc độc đáo Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm 1601 , đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, là ngôi chùa cổ nhất Huế tọa lạc trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Là một danh lam thắng cảnh bật nhất cố đô Huế với nhiều công trình kiến trúc quy mô như điện thiên vương, điện đại hùng, nhà thuyết pháp…
Tháp Phước Duyên ở chùa Thiên Mụ
Công trình nổi bật đó chính là tháp phước duyên là biểu tượng gắn liền với Chùa Thiên Mụ, tháp cao 21m gồm 7 tầng. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, phía trước tháp là đình hương nguyện, trên nóc đặt pháp luân. Với vẻ đẹp độc lạ, chùa Thiên Mụ trở thành ngôi chùa cầu duyên cầu an lành cho du khách mỗi khi ghé Huế tham quan.
Chị Nguyễn Thị Cẩm Tú một du khách đến từ Đà Nẵng chia sẻ: “Tôi thường đến Huế du lịch cùng gia đình, ở đây tôi cảm nhận được sự yên tĩnh, không nhọn nhịp và xô bồ như thành phố tôi đang sống, đến Huế tôi thường đi lễ phật cầu duyên cho tôi, cầu sức khỏe cho ba mẹ và khám phá về văn hóa lễ phật những nét độc đáo trong kiến trúc chùa chiền nơi đây”.
Chùa Báo Quốc
Chùa Báo Quốc, ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng xứ Huế Chùa Báo Quốc tọa lạc trên đồi Hàm Long, chùa được một hòa thương người trung khai sơn vào cuối thế kỉ 17 với tên gọi làm Hàm Long Tự sau này được đổi tên thành chùa Báo Quốc.
Chùa được xây dựng theo kiểu chữ “Khẩu”, cổng chùa có quy mô đồ sộ đậm nét cổ kính, sau cổng chùa là khuôn viên rộng rãi, chính diện của chùa được xây cuối sân theo kiểu ba gian hai chái.
Họa tiết trên mái chính diện điêu khắc một cách tỉ mỉ, với những nét độc đáo về kiến trúc chùa trở thành điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước
Chính diện chùa Báo Quốc ( ảnh internet )
Ngoài ra chùa Báo Quốc còn có một cái giếng, lúc thiền sư dựng chùa người đã đào một cái giếng lấy nước dưới chân núi, ngài thấy dưới giếng có mạch nước ngọt tỏa mùi thơm phun ra liên tục như miệng con rồng phun nước do vậy giếng được gọi là giếng Hàm Long.
Ngày nay nước giếng không còn ai dám đến lấy uống vì sợ là giếng cấm cho vua và được dùng cho mục đích tham quan của du khách.
Huyền Không Sơn Thượng tiên cảnh giữa núi rừng
Huyền không giữa rừng hoa lá.
Huyền Không Sơn Thượng – tiên cảnh giữa rừng núi Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc tại phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, được thượng tọa giới đức khai sơn năm 1989.
Chùa nằm giữa khu rừng thông lưng chừng giữa núi đồi với vẻ đẹp kì lạ, cổng chùa chỉ bình thường như cổng một ngôi nhà. Chánh điện của chùa là biến thể của một ngôi nhà với phong cách kiến trúc và chất liệu truyền thống, du khách đến đây sẽ cảm nhận được sự yên tĩnh, tâm hồn được thanh tịnh giữa núi đồi.
Chính diện chùa Huyền Không.
Bà Trương Thị Thu Hoài khách du lịch đến từ Quảng Bình chia sẻ: “ nhiều người cứ nghĩ đi du lịch nhất thiết phải tìm đến những chốn đông vui, nhưng tôi thì khác tôi thích sự thanh tịnh, đến Huế đi chùa giúp đầu óc tôi thỏa mái hơn sau những ngày bộn bề với công việc.”
Chùa Từ Đàm
Chùa Từ Đàm – sự hài hòa kiến trúc cũ và mới Chùa Từ Đàm tọa lạc tại phường Trường An, thành phố Huế được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 17, ngôi chùa có sự hài hòa kiến trúc cũ và mới, có lịch sử lâu đời, kiến trúc ngôi chùa được xây
dựng theo kiểu ba gian hai chái, hai bên có hai lầu chuông, lầu trống, du khách đến đây cảm nhận được sự u tịch của chốn đất phật linh thiên này.
Chính diện chùa Từ Đàm( ảnh internet)
Chùa ở huế mang nét đẹp kiến trúc bình dị, là sự giao thoa giữa kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, mọi du khách đến đây cảm thấy được yên tĩnh và hòa mình với thiên nhiên.