Những cặp trước khi cưới thường chuẩn bị rất kỹ cho một đám cưới hoàn hảo nhưng ít ai có sự chuẩn bị đầy đủ cho cuộc sống hôn nhân phía sau. Dưới đây là sự thật về đời sống hôn nhân bạn không thể không đọc
1. Những cặp trước khi cưới thường chuẩn bị rất kỹ cho một đám cưới hoàn hảo như đặt nhà hàng, chụp ảnh cưới, in thiệp cưới đẹp…nhưng ít ai có sự chuẩn bị đầy đủ cho cuộc sống hôn nhân phía sau.
2. Đám cưới chỉ cần hai giờ là xong, nhưng hôn nhân thì cần nhiều hơn thế.
3. Đám cưới không phải là điểm dừng để bạn ngừng chinh phục người đàn ông vì tư tưởng đã là của nhau. Đám cưới chính là cột mốc để từ giờ, bạn phải chinh phục anh nhiều hơn thế nữa.
4. Đàn ông sẽ đến với một người phụ nữ vì cô ấy đẹp, nhưng anh ta sẽ chọn cưới một cô nàng có thần thái và thấu hiểu tâm lý bạn đồng hành.
5. Hôn nhân cũng như việc chăm một cái cây. Cây tình yêu cần được tưới nước mỗi ngày bằng tình yêu, sự sẻ chia quan tâm; cần được bón phân mỗi ngày bằng việc cho nhau những giá trị đúng; và đừng quên bắt sâu bằng cách mỗi khi thấy mâu thuẫn, ức chế hay điều gì không hài lòng về đối phương, hãy lên kế hoạch khắc phục nó.
6. Những cặp đôi vẫn ngọt ngào với nhau cho đến lúc tuổi già, mấy chục năm sau đám cưới vẫn yêu nhau say đắm thường là những cặp hòa hợp nhau về chuyện ấy.
7. Gia đình hai bên chính là sợ dây liên kết vô cùng mạnh mẽ để giúp hôn nhân của vợ chồng bền vững. Và ngược lại, thái độ bất mãn với gia đình bố mẹ của bạn đời hoặc kém hòa hợp với nhau chính là nguyên nhân đẩy bạn đời ngày càng rời xa mình.
8. Nhìn nhau âu yếm mỗi ngày sẽ giúp vợ chồng xây dựng cảm xúc thân thuộc ở đối phương. Những cặp ít nhìn nhau thường có một cuộc hôn nhân nhàm chán, áp lực hoặc có sự cố ngoại tình.
9. Dù có sự cố gì, hãy dập tắt lửa giận trước khi leo lên giường đi ngủ. Trừ khi bạn không còn muốn ở lại cuộc hôn nhân này nữa.
10. Đừng dùng chuyện cấm vận như một hình phạt với bạn đời mỗi khi anh ấy hoặc cô ấy làm sai. Cấm vận không giúp giải quyết sự cố, mà chỉ làm tăng nguy cơ ngoại tình và tụt cảm xúc với nhau mà thôi.
Nguồn: FB Dr Pepper và Tâm lý học