Cúng rằm tháng giêng vào giờ nào tốt nhất để cả năm luôn may mắn

Theo quan niệm dân gian thì ngày rằm hàng tháng (có nghĩa là ngày 15 âm lịch) chính là lúc mặt trời, mặt trăng nhìn rõ, soi chiếu vào tâm hồn của mọi người. Khi đó thì con người trở nên trong sạch, sáng suốt hơn.

Cúng rằm tháng giêng vào giờ nào tốt nhất?

Thời gian cúng rằm tháng Giêng 2019 tốt nhất là vào giờ Ngọ, tức từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều, vì đây là thời khắc Thần Phật giáng thế.

Mọi người cho rằng nên cúng rằm vào ngày 15 âm lịch. Nhưng trên thực tế thì việc cúng rằm hàng tháng có thể thực hiện vào chiều ngày 14 cũng được, không nhất thiết là ngày 15 âm lịch. Ngoài ngày 14, 15 âm lịch thì cúng vào các ngày khác đều không thiêng.

Nếu như gia chủ bận việc vào ngày 15 âm lịch thì có thể cúng rằm vào ngày 14 âm lịch. Hoặc gia chủ có thể sửa soạn đồ cúng mời vị thần và tổ tiên về dùng bữa vào sáng hoặc chiều ngày 15 âm lịch.

Ảnh minh họa (Internet)

Còn đối với giờ cúng ngày rằm, theo quan niệm, tổ tiên và vị thần thường dùng bữa sớm nên theo quan niệm của người miền Bắc, cần chuẩn bị lễ cúng rằm trước 18h – 19h tối để cúng dù là ngày 14 hoặc là ngày 15 âm. Nếu như cúng vào buổi sáng của ngày 15 âm thì gia chủ nên chuẩn bị lễ cúng xong trước 9h – 10h.

Theo thông lệ thì cúng rằm sẽ cúng trước bàn thờ thần linh và tổ tiên. Mâm cúng rằm, vật dúng đặt ở dưới bàn thờ và chuẩn bị văn khấn trước khi cúng để đọc văn khấn rằm khi cúng không làm mất lòng thần linh và tổ tiên.

Mâm cỗ cúng rằm tháng giêng

Mâm cỗ cúng tại nhà

Thông thường, cúng rằm tháng Giêng sẽ do các gia đình lựa chọn, theo đó có thể chọn việc cúng rằm tháng Giêng tại nhà hoặc tại chùa, chủ yếu là phải thực hiện nghi thức này thật đúng, thật chuẩn và thành tâm.

Nếu cúng tại nhà, các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên. Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mỗi nơi mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng có sự chuẩn bị đồ cúng khác nhau.

Cúng Gia tiên có thể làm các món ăn mặn với các món ăn truyền thống của người Việt.

Ảnh minh họa

Mâm cỗ cúng ở Chùa

Thông thường, mâm cỗ rằm tháng Giêng dâng lên Phật là mâm cỗ chay thanh tịnh, có thể có đồ chay, cũng có thể chỉ cần trái cây, bánh ngọt, hương hoa đèn nến là đủ, tùy vào điều kiện của gia đình mà biện lễ. Còn mâm cúng gia tiên có thể làm các món ăn mặn để dâng cúng.

Tuy nhiên, dù làm lễ cúng ở chùa hay ở nhà thì cũng đều phải nhớ rằng tâm thành là điều cốt lõi trong mọi việc thờ cúng. Gia chủ cần thành tâm biện lễ, dâng cúng thần Phật, tổ tiên với tấm lòng thành kính nhất.

Trúc Chi t/h

Related Posts

Cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn từ các clip giải trí dành cho trẻ em

Thời gian qua, các clip giải trí được đăng tải trên các nền tảng xã hội như facebook, youtube gia tăng một cách nhanh chóng, trong đó, số lượng clip…

Read more

Cô dâu tử vong trong ngày cưới vì than khóc quá nhiều

Một cô dâu ở Ấn Độ đã khóc rất nhiều trong đám cưới của mình rồi đột ngột ngất xỉu và qua đời do trụy tim. Ảnh minh hoạ Một…

Read more

Mùa xuân cổ tích đến với chàng trai “Nick Vujicic của Việt Nam”

Tai nạn điện giật làm chàng sinh viên mất đôi tay. Trong lúc điều trị, anh được một người đàn ông mất đôi tay khác gần gũi, động viên và…

Read more

Vừa hết Tết tôi đề nghị chồng: “Chúng ta ly dị đi” và phản ứng của anh khiến tôi hoảng sợ vô cùng

Suốt 3 ngày Tết ở nhà chồng mà tôi ngột ngạt chán nản về cuộc sống vô cùng, không hiểu mình lấy chồng để làm gì nữa. Vợ chồng tôi…

Read more

Bí mật cách tránh thai của phi tần trong cung, kỹ nữ lầu xanh

Sinh con, làm mẹ là thiên chức trời ban cho người phụ nữ. Tuy nhiên vào thời phong kiến, gái lầu xanh và nhiều cung tần mỹ nữ không muốn…

Read more

Bí mật nụ hôn tuổi già

Có lần tôi bắt gặp một nụ hôn bên trong khung cửa. Đó là nụ hôn ông nội đặt lên đôi má nhăn nheo của bà. Tận sau này tôi…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *