Chuyện chưa từng kể về hai giếng cổ hơn 1.200 năm tuổi ở Hưng Yên

Người dân thôn Tam Kỳ truyền tai nhau những câu chuyện kỳ lạ xung quanh hai chiếc giếng cổ hơn 1.200 năm tuổi có nguồn nước trong xanh, không bao giờ cạn.

Chiếc giếng cổ ở gần cổng làng thôn Tam Kỳ

Câu chuyện về hai chiếc giếng cổ tồn tại cả ngàn năm ở thôn Tam Kỳ, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên khiến ai nghe cũng tò mò, ngỡ ngàng. Trong những ngày cuối tháng 7/2018, chúng tôi có dịp về thôn Tam Kỳ “ mục sở thị” hai chiếc giếng cổ này.

Hai giếng cổ có niên đại hơn 1.200 năm

Đường vào thôn Tam Lỳ được trải bê tổng phằng lỳ hai bên đường là hàng cây xanh xòa tàn rợp bóng mát. Ngay đầu làng là chiếc cổng làng mang đâm nét cổ kính, rêu phong. Nhìn sang phải thấy một chiếc giếng cổ có đường kính khoảng 1m.

Nguồn nước trong giếng luôn trong vắt, không bao giờ cạn
 
Ông Vũ Như Lân, bí thư thôn Tam Kỳ cho biết, đây cũng chính là chiếc giếng cổ mới được dân làng Tam Kỳ khôi phục lại cách đây vài năm. Mở nắp đậy, ông Lân giới thiệu về chiếc giếng cổ có nguồn nước xanh trong, in đậm màu trời: “Chiếc giếng cổ này có đường kính 1m, độ sâu gần 14m. Những viên gạch làm thành giếng là loại “gạch thất”, từng vòng xếp so le nhau. Miệng giếng có 3 tầng đá xanh với những khối đá tròn xếp lên nhau”.
 
 
Miệng giếng có 3 tầng đá xanh với những khối đá tròn xếp lên nhau

Ông Lân cho biết thêm, gạch làm thành giếng có chiều dày 7cm, chiều ngang 17cm và dài là 27cm. Còn các khối đá tròn có chiều cao là 17cm, đáy 27cm.

Cách chiếc giếng cổ này khoảng 200m là một chiếc giếng cổ thứ 2. Chiếc giếng cổ này nằm trong khuôn viên của một gia đình trong thôn Tam Kỳ. Đến nay, gia đình này vẫn sử dụng nguồn nước trong giếng để sinh hoạt hàng ngày.

Phía thành giếng có một lớp sắt che đậy tránh người dân rơi xuống giếng

Chiếc giếng cổ thứ hai có đường kính 1m, chiều sâu hơn 10m. Những viên gạch làm thành giếng là loại “gạch thất”m từng vòng xếp so le nhau. Còn thành giếng là loại đá xanh nguyên phiến nhẵn bóng.

“2 chiếc giếng cổ trong thôn Tam Kỳ được ví như là hai mắt thần và được coi là linh khí của thôn Tam Kỳ. Bởi vậy, mà người dân trong thôn rất trân trọng giữ gìn và bảo vệ giếng cổ. Trải qua thời gian, hai chiếc giếng cổ vẫn còn gần như nguyên vẹn”, ông Lân chia sẻ.

Ông Lê Đức Dân, chủ tịch UBND xã Nghĩa Trụ cho hay, hai chiếc giếng cổ tại thôn Tam Kỳ cũng là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà lịch sử nổi tiếng, trong đó có nhà sử học Lê Văn Lan. Qua nhiều lần khảo sát, đánh giá, và dựa trên cách xây dựng, các di tích, ông Lan xác định niên đại của hai chiếc giếng cổ này có niên đại khoảng hơn 1.200 năm.

Nước giếng cổ trong vắt, không bao giờ cạn

Ông Nguyễn Quang Huy (SN 1962), Trưởng thôn Tam Kỳ kể rằng, trước kia, hai giếng cổ này là nguồn nước sạch của cả thôn. Mùa mưa, mạch đầy, nước dâng cao tới gần miệng giếng nên có thể dùng gáo múc được. Mùa khô, nước xuống thấp hơn,  nhưng chỉ xuống thấp chứ không bao giờ cạn.

Thông tin về chiếc giếng cổ được khắc trên tấm bia đá

 “Tôi nghe các cụ kể lại rằng, vào mùa khô ao trong làng gần như cạn nước nhưng riêng hai chiếc giếng nước này nước vẫn trong vắt, không hề cạn nước. Đặc biệt, nguồn nước ở giếng cổ này sạch, không ô nhiễm nên dân nào trong thôn cũng dùng nước này để ăn uống, tắm rửa”, ông Huy nói.

The lời ông Huy, các cụ trong thôn Tam Kỳ còn truyền tai nhau những câu chuyện kỳ lạ xung quanh hai chiếc giếng cổ này. Người ta kể rằng, vào trưa mùa hè, có người phụ nữ đi làm đồng bị cảm nắng, được dân làng dìu đến bên giếng, rửa mặt bằng nước giếng và múc nước giếng cho uống. Sau đó, người phụ nữ này dần mở mắt tỉnh lại.

Chiếc giếng cổ này nằm trong khuôn viên của một gia đình trong thôn Tam Kỳ

Ông Huy cho hay, từ năm 1980 trở về đây, nhiều người dân bắt đầu sử dụng nước giếng khoan để dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Cũng kể từ đó, mọi người không sử dụng nước ở chiếc giếng cổ gần cổng làng để ăn uống như xưa, nhưng người thôn tam Kỳ vẫn luôn quý trọng giếng như bao vật.

Thành giếng là loại đá xanh nguyên phiến nhẵn bóng

“Năm 2012, dân làng Tam Kỳ người góp đất, người góp công, người góp tiền tôn tạo một phần nhỏ của chiếc giếng cạnh cổng làng nhằm bảo tồn giá trị văn hóa cổ xưa hàng ngàn năm tuổi. Bắt đầu từ tháng sáu âm lịch năm 2017, dân làng Tam Kỳ đã khôi phục lại lễ rước nước, cầu m ưa. Khi ấy, các
cụ cao niên trong làng sẽ khăn áo chỉnh tề, trai tráng thì vác kiệu, vác lọng, bê chén ra trước giếng, xin thần giếng cho nước thiêng về thờ tại Quán Dố, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt”, ông Huy chia sẻ.

Theo Nguyễn Đức/Dân Việt

Related Posts

Mắc căn bệnh lạ, bé gái 7 tuổi đột ngột không nói, không ăn được

Do mắc hội chứng thần kinh hiếm gặp Guillain-Barré, bé gái 7 tuổi đang khỏe mạnh bỗng nuốt khó, mặt cứng đơ, nói chuyện ú ớ và mất dần khả…

Read more

13 lần xét nghiệm, BN1405 vẫn dương tính SAR-nCoV-2 dù không ho, sốt

Sau 42 ngày điều trị, trải qua 13 lần xét nghiêm, BN1405 vẫn dương tính SAR-nCoV-2 dù người này không có biểu hiện ho, sốt, khó thở. Chiều 21/1, bác…

Read more

Tết Dương lịch, Đà Nẵng đón hơn 50,3 nghìn lượt khách, tăng gần 40% so với dự kiến

Những ngày đầu năm 2021, Đà Nẵng đón hơn 50,3 nghìn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng gần 40% so với dự kiến. Khách du lịch quay trở…

Read more

Du khách thích thú với những chương trình đặc sắc khu di sản Huế

Trong dịp nghỉ lễ đầu năm mới 2021, khu di sản Hoàng cung Huế đã phục vụ khách tham quan trải nghiệm nhiều chương trình đặc sắc: Tái hiện Lễ…

Read more

3 nhà thờ trăm tuổi nhất định phải check-in khi tới TP.HCM

Các nhà thờ cổ hàng trăm năm tuổi với kiến trúc lạ mắt là điểm nhất định phải check – in khi tới TP.HCM. Ảnh: Nhà thờ Đức Bà Nhà…

Read more

Sa Pa đón trên 65.000 du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2021

Trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch (1 – 3/1), khu du lịch Quốc gia Sa Pa (Lào Cai) đón trên 65.000 người đến tham quan, trải nghiệm. Thống kê…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *