Chồng có được chuyển hết tài sản cho vợ?

1. Luật sư tư vấn hơp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồng tặng cho tài sản là một trong những hợp đồng phổ biến được các bên lựa chọn, đặc biệt là với những người có quan hệ gia đình, quan hệ thân thích. Hợp đồng tặng cho tài sản có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho, tuy nhiên điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Tuy nhiên, không phải người nào cũng nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng tặng cho tài sản để thực hiện việc tặng cho tài sản theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Trong trường hợp bạn có vướng mắc liên quan đến hợp đồng tặng cho tài sản hoặc các vấn đề khác trong lĩnh vực dân sự thì bạn có thể gửi câu hỏi đến  để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Chồng muốn tặng toàn bộ tài sản cho vợ thì cần làm thủ tục gì?

Câu hỏi: Xin chào luật sư. Luật sư có thể tư vấn giúp tôi vấn đề này.Gia đình tôi gồm: bố mẹ và 2 con. Nay bố mẹ tôi muốn lập di chúc để lại tài sản cho 2 con.- Đất và Nhà ở hiện tại của gia đình tôi do mẹ tôi đứng tên trên giấy tờ nhà và là chủ hộ. – Mảnh đất A: do bố tôi đứng tên. Tôi được biết: người còn sống có quyền sửa đổi phần di chúc của mình khi còn sống

Vậy luật sư có thể tư vấn dùm tôi: Cần những thủ tục gì để bố tôi trao tặng toàn bộ tài sản hiện có cho mẹ tôi. Và nếu bố tôi có lấy vợ mới: Thì bố tôi cũng không có quyền định đoạt tài sản đã tặng: chia tài sản cho vợ mới và con riêng (Bố tôi nói là sẽ không lấy vợ mới, nhưng đó chỉ là nói, chứ thực tế thì không ai biết).Cảm ơn luật sư!

Trả lời tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi thông tin tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi giải quyết như sau:

Để bố bạn trao tặng toàn bộ tài sản hiện có cho mẹ bạn thì bố bạn có thể chọn một trong hai hình thức: lập di chúc hoặc làm hợp đồng tặng cho.

– Về lập di chúc:

Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết’. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào, khi đó di chúc trước sẽ bị hủy bỏ.

Theo đó, nếu lựa chọn hình thức lập di chúc thì bố bạn được quyền sử dụng tài sản của mình đến cuối đời và có thể thay đổi ý chí thể hiện trong di chúc. Và mẹ bạn chỉ phát sinh quyền khi đến thời điểm mở thừa kế và hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất (nếu di sản thừa kế là bất động sản). Trường hợp nếu bố bạn lấy vợ (ly hôn với mẹ và đăng ký kết hôn mới) thì dù trong di chúc bố bạn để toàn bộ tài sản cho mẹ bạn thì người vợ mới vẫn có quyền hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, cụ thể quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

– Về hợp đồng tặng cho tài sản:

Theo Điều 457 Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”

Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:

“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

d) VIệc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã”.

Và Điều 459 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”

Theo đó, hợp đồng tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu.

Như vậy, để thực hiện thủ tục tặng cho đất và nhà ở từ bố bạn sang mẹ bạn, trước tiên bố mẹ bạn phải lập một hợp đồng tặng cho, sau đó đến tố chức công chứng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có đất hoặc UBND cấp xã để thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng tặng cho này. Sau khi hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trên đã được công chứng/chứng thực thì mẹ bạn có thể thực hiện thủ tục đăng kí sang tên mẹ bạn tại Văn phòng đất đai cấp huyện, hồ sơ bao gồm:

+ Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất (theo mẫu)

+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Giấy tờ khác: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên chuyển nhượng,…

Sau khi hoàn thành xong các thủ tục trên thì mẹ bạn sẽ có toàn quyền quyết định đối với tài sản bố mẹ bạn hiện có. Bố bạn sẽ không có quyền

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi