Chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng

Dinh dưỡng đóng một vai trò không nhỏ trong việc phòng và điều trị bệnh hiệu quả, bằng cách nâng cao miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể,

Nhờ bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng phòng bệnh.

(Nguyễn Văn Thành – Đồng Nai)

Các nguyên tắc của chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao miễn dịch phòng bệnh:

1. Ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thực phẩm: gluxid, protid, lipid, vitamin và muối khoáng. Ăn từ 15 – 20 loại thực phẩm mỗi ngày.

2. Phối hợp các loại thức ăn ở mức hợp lý giữa nguồn đạm động vật và thực vật, giữa dầu thực vật và mỡ động vật. Nên ăn tôm, cua, cá, đậu đỗ, vừng lạc (đậu phộng),…

3. Tăng cường tiêu thụ rau xanh, hoa quả chín từ 400 – 600g/người/ngày và các thực phẩm giàu vitamin A, C, E cùng các chất khoáng sắt, kẽm.

4. Uống nước thường xuyên, đủ theo nhu cầu từ 2,0 – 2,5 lít/ngày (nước đun sôi để nguội khi  thời tiết nóng, nước ấm khi thời tiết lạnh). Có thể dùng nước chanh, nước cam, nước sả, nước gừng,… tùy theo cơ thể mỗi người.

5. Cần ăn chín, uống sôi. Không ăn thịt động vật và gia cầm bị chết do nhiễm bệnh; không ăn trứng và các loại thực phẩm chưa chín: trứng ốp la, ăn gỏi, ăn tái, ăn tiết canh,… Rửa tay bằng xà phòng trước, trong và sau khi chế biến thức ăn; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

6. Lựa chọn và chế biến thực phẩm an toàn: lựa chọn thực phẩm phải tươi sống, an toàn. Thức ăn cần nấu chín kỹ, chế biến dạng lỏng, hay mềm, dễ tiêu hóa và tùy theo sở thích của mỗi người.

7. Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý, vệ sinh đường hô hấp trên (mũi, miệng). Khi hắt hơi, sổ mũi, ho cần che miệng hoặc dùng giấy ăn sau đó vứt giấy vào sọt rác, đồng thời rửa và làm khô tay. Thường xuyên đeo khẩu trang đúng chủng loại và kỹ thuật khi ra ngoài, đến chỗ đông người, tiếp xúc với người nhiễm bệnh.Nhà cửa gọn gàng, thoáng mát, sạch sẽ, đặc biệt khi ánh nắng chiếu vào có tác dụng tiêu diệt virus.

8. Tăng cường hoạt động thể lực thường xuyên 60 phút/ngày và thực hiện lối sống lành mạnh.

9. Sử dụng các loại thực phẩm có kháng sinh tự nhiên có tác dụng phòng ngừa như: hành, tỏi, sả, lá mơ, tía tô, kinh giới, hương nhu, gừng, bạc hà, rau thơm, rau húng,…Có thể dùng từ 2 – 3 nhánh tỏi sống trong bữa ăn hoặc dùng khi chế biến thức ăn.

10. Ngoài ra, nên bổ sung các dạng siro hay cốm đa vitamin – khoáng chất cho trẻ em, hay viên đa vitamin – khoáng chất cho người lớn để nâng cao sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể phòng chống bệnh.

Theo ThS.BS. NGUYỄN VĂN TIẾN (Sức khỏe & Đời sống)

Related Posts

Tập đoàn Hưng Thịnh tài trợ miễn phí hơn 14.000 liều vắc-xin Covid-19 cho cán bộ nhân viên và người thân

Theo đó, Tập đoàn Hưng Thịnh quyết định sẽ tài trợ 100% chi phí tiêm ngừa vắc-xin Covid-19 cho người lao động và gia đình (bao gồm vợ/chồng, con và…

Read more

Sức khỏe

Đúng thời khắc giao thừa năm Tân Sửu, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đón hai em bé (một trai, một gái) chào đời. Bé đầu tiên là con của…

Read more

Người phụ nữ mới 29 tuổi đã bị gout, tưởng là lạ nhưng lại thường xảy ra với 4 trường hợp này

Người phụ nữ mới chỉ 29 tuổi, nói không với rượu bia, thuốc lá cũng không có tiền sử béo phì, bệnh nền hay di truyền nhưng vẫn bị gout….

Read more

Rau mùi rất tốt cho cơ thể, uống theo cách này chẳng khác gì “thần dược”

Mỗi ngày uống nước rau mùi sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giải phóng mỡ thừa, giảm cân hiệu quả, duy trì vóc dáng thon gọn. Công dụng của rau…

Read more

Có một thứ đồ trong nhà còn bẩn hơn cả thùng rác hay bồn cầu, 100% gia đình Việt đều có

Trung bình trong một chiếc thớt có chứa lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với bồn cầu trong nhà vệ sinh. Đặc biệt, lượng vi khuẩn tích tụ lại…

Read more

Đi tiểu thường xuyên cẩn thận mắc bệnh ung thư này mà không biết

Nhiều phụ nữ cho rằng việc đi tiểu thường xuyên không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài nó có thể là dấu hiệu…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *