Bơi lội ngày hè luôn mang lại những trải nghiệm thú vị nhưng cũng kèm theo những rủi ro không thể lường trước.
Đuối nước
Đuối nước gây nguy hiểm đến trẻ nếu cha mẹ không chú ý và sơ cứu kịp thời.
Tuy đuối nước có thể xảy ra quanh năm, nhưng nó hay gặp hơn khi mọi người đổ dồn đến các bể bơi và bãi biển. Hơn nữa, nhiều phụ huynh thương không chú ý vì luôn nhầm tưởng là con đang chơi đùa. Vì thế, nếu thấy con có biểu hiện vùng vẫy thì cha mẹ nên thật chú ý với con.
Đối với đuối nước, trẻ sẽ có đặc điểm người thả trôi, đầu nghiên về phía sau, miệng mở to và có động tác như đang cố nhoài người ra nhưng không thể di chuyển được. Vì thế ngay khi thấy con có những biểu hiện này thì mẹ nên nhanh chóng đưa con lên bờ và tiến hành sơ cứu.
Dạy bơi cho trẻ cần đảm bảo là trẻ có mang phao nếu không bơi tốt và luôn chú ý trông chừng trẻ. Hãy nhớ rằng: khi bị đuối nước trẻ không thể ngoi lên và la hét được, vì vậy sự cảnh giác của cha mẹ chính là mấu chốt.
Đuối khô (đuối nước trên cạn)
Đây là một trong những tai nạn dưới nước cực kì nguy hiểm nhưng lại không mấy được biết đến. Trong quá trình bơi, phổi của nạn nhân sẽ bị tràn 1 lượng nhỏ nước do hít phải gây cản trở phổi cung cấp ôxy cho máu, dẫn tới phù phổi, suy hô hấp dẫn đến chết đuối thứ cấp.
Nếu sau khi trẻ đi bơi về mà có những biểu hiện như buồn nôn, ho, đau đầu hay có những hành vi lạ thì mẹ nên lập tức tiến hành sơ cứu cho bé 1 cách nhanh chóng và kịp thời nhất.
Dòng chảy xa bờ
Dòng chảy xa bờ luôn là kẻ giết người thầm lặng
Dòng chảy xa bờ được xem là một trong những nguy hiểm hàng đầu trên bờ biển. Nó là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển, tuy không nhấn chìm bạn xuống dưới, những chúng sẽ kéo bạn ra xa bờ. Tại thời điểm đó, mọi người thường hoảng sợ và nguy cơ bị đuối nước tăng lên.
Vậy, làm thế nào để xác định và tránh dòng chảy xa bờ? Hãy cẩn thận với những vệt nước lặng giữa những con sóng vỡ dữ dội, đặc biệt là khi thủy triều xuống, khi nước đã rút ra ngoài.
Nếu chẳng may sa vào một dòng chảy xa bờ, đừng bơi ngược lại; điều đó sẽ làm bạn mệt mỏi và vô ích. Thay vào đó, các chuyên gia khuyên bạn nên bơi sang bên cạnh dòng chảy hoặc thậm chí chỉ cần thả trôi cho đến khi bạn thoát ra khỏi nó.
E. coli ở bãi biển
Ai cũng biết về E. coli xuất hiện trong thức ăn mùa hè … nhưng còn cát ở bãi biển thì sao? Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hawaii cho biết ô nhiễm phân và các vi khuẩn liên quan là một nguy cơ thực sự ngay cả ở những bãi biển đẹp nhất.
Họ phát hiện thấy mức vi khuẩn phân trong cát cao gấp 10 đến 100 lần so với nước xung quanh. Điều này có thể là do vi khuẩn phân hủy trong cát chậm hơn so với trong nước biển, do đó vi khuẩn tích tụ trong các “màng sinh học” và trong các khu vực mà mặt trời không thể chạm tới. Để tránh nhiễm trùng tiềm ẩn, hãy đảm bảo bịt kín các vết trầy xước cũng như rửa tay thường xuyên.
Các bệnh về da khi đi bơi
Môi trường nước là điều kiện thuận lợi lây lan các bệnh về da
Đây là một trong những nguy hiểm khi đi bơi vào mùa hè và thường xuyên gặp nhưng lại bị nhiều người bỏ qua. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc mắc các bệnh về da khi đi bơi là do nước có nhiều hóa chất, nước hồ bơi bị nhiễm vi khuẩn do khách bơi mắc bệnh về da lây lan cho người bình thường.
Các bệnh da liễu dễ mắc khi đi bơi là viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích ứng, viêm nang lông, viêm lỗ chân lông… với những biểu hiện có thể gặp tức thì như ngứa, sần sùi nốt đỏ, đau rát. Những người bị lang ben, nấm da hay bị các bệnh truyền nhiễm khác thì bể bơi là môi trường thuận lợi để bệnh lây lan.
Để tránh mắc các bệnh về da, sau khi đi bơi cần vệ sinh thân thể sạch sẽ bằng nước sạch với dầu gội, sữa tắm trung tính. Sau khi bơi da dễ bị khô, người đi bơi nên dùng các loại kem giữ ẩm để chống khô da.
Thu Hằng tổng hợp