Bộ Y tế lưu ý 9 đối tượng cần hoãn tiêm vaccine phòng COVID-19

Theo quyết định mới được ban hành của bộ Y tế, có 09 đối tượng cần phải trì hoãn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca.

khuyen-cao-9-nhom-doi-tuong-nen-tri-hoan-tiem-vaccine-covid-19-dspl-1616072010.jpeg

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế. Ảnh: TTXVN

Ngày 18/03/2021, bộ Y tế đã ban hành Quyết định 1624/QĐ-BYT Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca.

Các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vaccine.

Cũng theo đó, có 09 đối tượng trì hoãn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca:

– Người đang mắc bệnh cấp tính.

– Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

– Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù.

– Người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

– Người trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19.

– Người tiêm vaccine khác trong vòng 14 ngày trước.

– Người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.

– Người trên 65 tuổi. 

– Người bị giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế cũng khuyến cáo các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng và phải được khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh viện:

a) Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

b) Người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định.

c) Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

d) Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:

– Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.

– Huyết áp:

+ huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg

+ huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg

– Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có)

Đặc biệt, chống chỉ định với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vaccine

Trước khi tiêm, cán bộ tiêm chủng phải hỏi kỹ tiền sử bệnh bao gồm tình trạng sức khỏe hiện tại để phát hiện các bệnh cấp tính mà người tiêm đang mắc. Đặc biệt lưu ý với người đang sử dụng kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc điều trị HIV (bằng thuốc ARV).

Trong quá trình khám cần hỏi về tiền sử bệnh và quá trình dùng thuốc, tình trạng sức khoẻ, khai thác chính xác loại vaccine và thời gian đã tiêm vắc-xin của người chuẩn bị tiêm phòng, tiền sử dị ứng…

Nhân viên y tế khám sàng lọc phải được tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Sau khi khám sàng lọc, đối tượng nào nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tư vấn và ký giấy cam kết đồng ý tiêm chủng.

Mộc Miên (T/h)

Theo Người Đưa Tin Pháp Luật

Related Posts

Cao ốc mọc trên “đất vàng”: Nhà máy xe đạp Thống Nhất 82 Nguyễn Tuân giờ ra sao?

Sau khi di dời nhà máy xe đạp Thống Nhất, hiện nơi đây là tổ hợp nhà liền kề, TTTM và căn hộ mang tên Thống Nhất Complex, giá nhà…

Read more

3.629 người có nguy cơ cao trong cộng đồng ở Hà Nội xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hiện tại, đã có 3.870 đối tượng nguy cơ cao tại cộng đồng được xét nghiệm nhanh vi rút…

Read more

Sáng 20/3, không có ca mắc mới, gần 31.000 người Việt đã tiêm văc xin COVID-19

Bản tin 6h ngày 20/3 của Bộ Y tế cho biết không có ca mắc COVID-19. Gần 38.000 người đang cách ly chống dịch. trên cả nước. Hiện cả nước…

Read more

Dự báo thời tiết ngày 20/3: Miền Bắc ấm trước khi đón đợt không khí lạnh mới

Dự báo thời tiết hôm nay (20/3), các tỉnh miền Bắc ban ngày trời ấm, có nơi nắng nóng trên 35 độ. Ngày mai không khí lạnh tràn về, trời…

Read more

Hà Nội: Bé gái 2 tuổi tử vong trong ngày đầu tiên đến trường mầm non

Bé gái sinh năm 2019 đến nhóm lớp mầm non ở cạnh nhà để học tập. Sau đó bé này đã có nhiều biểu hiện lạ và được đưa đến…

Read more

Chiều 19/3, thêm 1 ca mắc COVID-19 tại TP.HCM

Bản tin 18h ngày 19/3 của bộ Y tế cho biết có 1 ca mắc COVID-19 là người nhập cảnh ghi nhận tại TP.HCM. Việt Nam hiện có 2.571 bệnh…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *