Bỏ ghi hệ đào tạo “chính quy” hay “tại chức” trên bằng đại học từ 1/3/2020

Từ 1/3/2020, hình thức đào tạo là nội dung được ghi trên phụ lục văn bằng chứ không còn được ghi trên văn bằng giáo dục đại học như trước đây.

Từ 1/3/2020, hình thức đào tạo là nội dung được ghi trên phụ lục văn bằng chứ không còn được ghi trên văn bằng giáo dục đại học. Ảnh minh hoạ.
Từ 1/3/2020, hình thức đào tạo là nội dung được ghi trên phụ lục văn bằng chứ không còn được ghi trên văn bằng giáo dục đại học. Ảnh minh hoạ.

Từ ngày 1/3, Thông tư 27/2019 của bộ GD&ĐT quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học sẽ có hiệu lực.

Điểm thay đổi đáng chú ý của Thông tư này là quy định không ghi thông tin về hình thức đào tạo như chính quy hay tại chức, vừa làm vừa học như trong nội dung chính của văn bằng như quy định cũ.

Nội dung này sẽ được ghi trên phụ lục và kèm theo đó là các nội dung khác về chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Như vậy, từ đầu tháng 3, trên văn bằng sẽ chỉ còn các nội dung: Tiêu đề, tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo, ngành đào tạo, tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng, họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng, hạng tốt nghiệp (nếu có), số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng.

Còn phụ lục văn bằng sẽ được ghi 4 nội dung chính gồm: Thông tin về người được cấp văn bằng (họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh); thông tin về văn bằng (tên cơ sở giáo dục đại học cấp bằng, chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo khung trình độ quốc gia Việt Nam, hình thức đào tạo).

Thông tin về nội dung, kết quả học tập (tên học phần hoặc môn học, số tín chỉ của từng học phần hoặc môn học, điểm học phần hoặc môn học, tổng số tín chỉ tích lũy, điểm trung bình, tên và kết quả luận văn, luận án, điểm xếp hạng tốt nghiệp.

Trường hợp văn bằng được cấp khi các tín chỉ tích lũy ở những cơ sở đào tạo khác nhau, cần ghi rõ tên môn học, số tín chỉ của từng môn học được công nhận để xét tốt nghiệp và tên cơ sở đào tạo); thông tin kết nối với văn bằng (mã số sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh; số hiệu văn bằng).

Chia sẻ trên báo Hải Quan, ông Lê Viết Khuyến nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (bộ GD&ĐT) cho biết, việc bộ GD&ĐT cấp một loại văn bằng thống nhất, không phân biệt hình thức đào tạo là xu hướng đúng, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trên thực tế, không phải người nào cũng có điều kiện theo học đào tạo chính quy. Tùy từng hoàn cảnh, họ có thể chọn các hình thức đào tạo khác nhau, thời gian đào tạo khác nhau, quy mô khác nhau… miễn là đều hướng tới mục tiêu nâng cao trình độ. “Chúng ta không nên có sự kỳ thị, so sánh hay xếp hạng cao thấp, trên dưới đối với các loại hình đào tạo. Trên thế giới, nhiều quốc gia từ lâu cũng không phân biệt loại hình đào tạo trên văn bằng”, ông Khuyến nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Khuyến cũng cho rằng, để thuyết phục dư luận khi xóa bỏ việc ghi loại hình đào tạo trên văn bằng, phải san bằng được chất lượng giữa các hệ đào tạo. “Sinh viên dù học hệ nào cũng cần được đào tạo như nhau về trình độ, đánh giá xếp loại… Có thể tổ chức thi tuyển đầu vào chung để đảm bảo chất lượng, sau đó người học lựa chọn các hình thức học khác nhau tùy vào hoàn cảnh, nhu cầu. Các trường cũng phải công khai kết quả đào tạo giữa các hệ đào tạo để xã hội giám sát. Làm được như vậy thì xã hội mới tin tưởng vào chất lượng văn bằng”.

 

Related Posts

Những giáo viên “làm mưa, làm gió” mạng xã hội 2020

Điểm lại loạt thầy cô giáo gây chú ý nhiều nhất, thu hút đông đảo sự quan tâm của dư luận trong năm 2020. Cô giáo Hà Ánh Phượng Cô…

Read more

“ Chuyến xe yêu thương” Xuân Tân Sửu 2021 đưa người bệnh về quê đón Tết

Sáng 06/02, không khí tại sảnh bệnh viện Trung ương Huế náo nhiệt, đông vui hơn bao giờ hết. Hàng trăm người bệnh và người nhà với hành lý, đồ…

Read more

Hà Nội cho toàn bộ học sinh nghỉ học từ ngày mai 1/2

Toàn bộ học sinh Hà Nội sẽ nghỉ Tết Nguyên đán sớm hơn 1 tuần (từ 1/2) trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Hà Nội là…

Read more

Hòa Bình họp khẩn trong đêm, cho toàn bộ học sinh nghỉ học từ 1/2

Ngay sau khi phát hiện 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại Hòa Bình, lãnh đạo tỉnh đã tổ chức họp khẩn trong đêm để đưa ra các biện pháp…

Read more

Bộ GD&ĐT điều chỉnh kế hoạch dạy học để phòng chống COVID-19

Bộ GD&ĐT có công văn điều chỉnh kế hoạch dạy học ở các địa phương để phòng chống dịch COVID-19. Thứ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Hữu Độ…

Read more

Hà Nội: Hơn 600 trẻ mầm non nghỉ học vì liên quan tới F2 của BN 1553

Hơn 600 trẻ ở trường mầm non trên địa bàn Hà Nội được nghỉ học ngày 29/1 để khử khuẩn sau khi một bé tiếp xúc gần với ca nghi…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *