Trước những lời gièm pha và “ném đá' mình, Jimmii Nguyễn – danh ca hải ngoại “đành phải cười trừ khi mọi người đang chỉ ngón tay vào mình reo hò khoái trá”.
Những ngày gần đây, cả nước đang hướng về miền Trung lũ lụt, đặc biệt trong giới nghệ sĩ có Thủy Tiên được công chúng ưu ái gọi là “nàng tiên năm 2020” vì hành động thiện nguyện của mình. Sau 2 ngày kêu gọi, nữ ca sĩ nhận được tổng số tiền quyên góp là 22 tỷ đồng. Hiện Thủy Tiên có mặt ở Huế để trực tiếp trao quà cho bà con vùng lũ. Chuyến đi này của cô không có ông xã Công Vinh đồng hành do bận công việc.
Trong khi đó, danh ca hải ngoại Jimmii Nguyễn đã có những dòng chia sẻ về chuyến đi từ thiện của Thủy Tiên. Anh băn khoăn không biết cô nàng làm cách nào một mình ra Huế đến chồng cũng không biết, tự mua đồ và phát cho dân mà không cần đến danh sách ai là nạn nhân. Điều này cũng có nghĩa Thủy Tiên sẽ gặp phải trường hợp người tham xin đồ nhiều lần.
Ngay lập tức, nam danh ca đã nhận được nhiều lời chỉ trích và “ném đá”. Không ít ý kiến cho rằng anh đang sân si với danh tiếng của Thủy Tiên. Đồng thời, cộng đồng mạng cho rằng nếu chờ đến khi có được danh sách những người nghèo thực sự cần được trợ cấp và giúp đỡ thì người dân đã “chết đói” hết rồi.
Trước những lời chỉ trích và “ném đá” từ cư dân mạng, Jimmii Nguyễn cho rằng việc nói xấu mình là chuyện nực cười và không quan tâm hay chấp nhặt. Anh cũng lên tiếng xin lỗi vì đã vô tình làm người hâm mộ của mình vì khiến họ phải nghe những lời đàm tiếu về thần tượng. Đối mặt với sự việc, anh bày tỏ: “đành phải cười trừ khi mọi người đang chỉ ngón tay vào mình reo hò khoái trá”.
Nguyên văn bài đăng của Jimmii Nguyễn: “Nhiều bạn bảo: 'Bọn trẻ trâu đang nói xấu anh trên trang…gì kìa'. Tôi phì cười. Đúng là chuyện nực cười. Xã hội có một số người như đàn cá. Chuyện xây dựng tích cực tôi nói thì họ không quan tâm họ thích bóp méo câu chuyện cho nó thêm phần hào hứng nhưng nếu ai đấy xua tay một phát thì chạy loạn qua bên này. Ai đấy xua một phát thì lại chạy loạn qua bên kia. Nhào nháo cả lên không cần biết hư thực câu chuyện như thế nào.
Tôi bảo tôi không cần phải vào trang đấy vì thực ra những người đang nói xấu về tôi nếu điều đấy giúp họ ngủ ngon giấc, ngày mai họ làm việc hăng hái đóng thuế không biết mệt mỏi thì cũng tốt. Với lại với tôi, chẳng qua họ không biết tôi và nếu đã không biết thì họ chẳng thể hiểu tôi thế thì, tôi không chấp.
Nhưng điều quan trọng ở đây là họ đang bênh vực cho người tốt, người đang làm việc tốt cho xã hội. Và nếu như vậy thì tôi càng không trách họ vì họ hiểu lầm tôi họ bênh vực người tốt chứ có phải bênh vực hùa theo kẻ xấu đâu. Sẽ có một ngày rồi họ cũng sẽ thấy ra một khi họ trưởng thành, có gia đình hoặc họ có thêm kiến thức để nhìn xa thấy rộng.
Các bạn đừng buồn nhé những tình yêu, những thần tượng của tôi. Tôi xin lỗi đã vô tình làm các bạn chạnh lòng vì những lời đàm tiếu. Đôi lúc lời thật hay mất lòng là như vậy đó. Nhiều lúc ra đường, chẳng chọc giận con chim nào thế mà đất trời mênh mông nó lại “…” trúng đầu mình. Đành phải cười trừ khi mọi người đang chỉ ngón tay vào mình reo hò khoái trá”.
Trước đó, Jimmii Nguyễn có những chia sẻ về cách làm từ thiện của Thủy Tiên:
“Việc Thủy Tiên gây quỷ được 10 tỷ vào lúc này tôi nghĩ là việc quá tuyệt vời không thể tưởng qua biến cố cúm vừa qua. Khả năng kêu gọi mạnh thường quân của cô tôi đánh giá rất cao, rất nễ phục vì chưa ai có thể làm được việc này vào thời điểm ngay bây giờ. Những gì cô đã làm vì đồng bào miền Trung khiến tôi rất xúc động và ngưỡng mộ. Nhưng việc gì ra việc đấy. Tính tôi xưa nay thẳng. Tôi muốn từng đồng bạc của những mạnh thượng quân gởi qua cho cô sẽ đến tay người nhận và đồng thời để bảo đảm sự an toàn cho cô tôi cũng đưa ra góp ý.
Tôi biết những người ủng hộ cô trên mạng hầu hết là những người có tâm tốt. Tuy nhiên một số người vẫn chưa hiểu tại sao nên tìm cách giúp cho cần mà không cho cá nữa. Ai cũng đem gạo mì gói đến cho “tạm thời” rồi năm sau thì sao? Đơn giản là năm nào cũng có lũ lụt. Năm nào cũng thiệt hại về vật chất và tính mạng. Năm nào người dân miền Trung cũng sống trong cảnh lầm than màn trời chiếu đất cơm không đủ ăn nước không đủ uống áo không đủ mặc.
Trách nhiệm của ai? Tình yêu thương màu da, dân tộc đồng ý là của chung nhưng phải có ai đấy đứng ra chịu trách nhiệm giúp và lo cho dân chứ. Và giúp dân bằng cách tìm hiểu, nghiên cứu và khắc phục lũ lụt, khắc phục tình trạng nếu có lũ lụt. Sao cứ để năm nào xảy ra mãi như thế?
Nhiều người không hiểu. Họ vẫn nghĩ thà cho cá còn hơn không. Cho mì gói còn hơn không? Nếu đợi chờ sự cứu trợ của nhà nước thì dân chết đói nên những hỗ trợ của từng cá nhân lúc cấ
p bách là rất cần thiết.
Họ làm tôi lo quá. Chẳng nhẽ người miền Trung không cần đến nhà nước, không cần đến chính phủ lo toan mà chỉ cần đến cá nhân mạnh thường quân? Mà mạnh thường quân thì có thể chỉ cho cá chứ làm sao cho cần? 10 tỷ không phải là số tiền nhỏ. 10 tỷ đấy ta có thể ngồi xuống đối thoại, giao lại cho một tờ báo uy tín và đề nghị họ phải làm sao lo được cho dân ít nhất mỗi người một cái áo phao cứu hộ và đề nghị nhà nước hỗ trợ làm sao mỗi hộ đều có một chiếc tàu bơm hơi chất lượng tốt trong mùa lũ khi có sự cố khẩn cấp. Như vậy là đòi hỏi có quá không? Nếu thực hiện được thì chuyện lật ghe trở thành hiếm hoi và sẽ không có chuyện đau buồn như sản phụ chết đuối trên đường đi sanh con nữa.
Từ khi tôi biết về lũ lụt miền Trung cho đến nay là 30 năm rồi. Tình trạng ban phát mì tôm cũng vẫn như vậy. Mì tôm không có nước sôi, không có lửa, nước thì không chuẩn thì ăn vào có mà mang bệnh. Tại sao không phải là lương khô như của lính? Đầy đủ chất dinh dưỡng?
Sẽ có người bảo đang đói không cho mì cho bánh đi cho áo phao. Nhưng lũ lụt cái người ta cần có là những thứ cứu mạng sống trước đã. Ra khỏi vùng lũ trước đã rồi sẽ có người lo về phần ăn. Người dân sẽ không để ai chết đói trong hoạn nạn.
Chứ kiểu năm nào cũng chờ đợi mạnh thương quân đến phát mì gói rồi gặp phải một năm nào nhiều biến cố thiên tai cho cả nước như cúm tàu ai cũng phải tự lo thì những người dân trong vùng lũ lụt sẽ ra sao? Cho cá hay cho cần câu? Tại sao chỉ đợi chờ cá mà không ai nghĩ đến cần câu?”.
Điều nam danh ca hải ngoại muốn hướng tới là tính lâu bền của một dự án thiện nguyện. Dân tình cũng đang tranh cãi trước những lời kêu gọi “đừng chỉ tặng mỳ tôm khi đi cứu trợ”, cho thấy trong công tác từ thiện, mỗi người sẽ luôn có những phương hướng khác nhau.