Dưới đây là 3 lời nói dối quan trọng làm thay đổi hoàn toàn cả lịch sử thế giới.
Thứ nhất: Lời nói dối về ngựa gỗ thành Troy
Nếu tất cả đều công bằng trong tình yêu và chiến tranh, lời nói dối về ngựa gỗ thành Troy có thể được tha thứ.
Sau khi hoàng tử Paris trốn thoát với Helen – vợ của vua Menelaus, nhà vua đã quyết định dẫn quân đi đánh thành Troy, giành lại Helen và lấy lại tôn nghiêm của mình. Thế là từ đó cuộc chiến tranh thành Troy huyền thoại đã bùng nổ, kéo dài suốt 10 năm đằng đẵng.
Cuộc chiến dài khiến người dân thành Troy tin rằng cuối cùng họ đã vượt qua được người Hy Lạp. Tuy nhiên, họ không biết rằng người Hy Lạp đang dựng nên một kế hoạch chu đáo khác.
Hy Lạp đã làm ra một con ngựa gỗ khổng lồ với một cái bụng rỗng có thể giấu nhiều binh lính ở trong. Sau khi người Hy Lạp thuyết phục kẻ thù của họ rằng, chú ngựa gỗ đó là một đề nghị hòa bình thì người Trojans vui vẻ chấp nhận và mang nó vào trong thành trì kiên cố của họ.
Đêm hôm đó, khi binh sĩ thành Troy ngủ say, quân lính Hy Lạp ẩn bên trong con ngựa gỗ đã chui ra và tấn công tiêu diệt quân địch một cách bất ngờ. Nhờ mưu này mà họ đã hạ được thành địch.
Đây là một trong những thủ đoạn lớn nhất và thành công nhất được biết đến trong lịch sử. Trong văn hóa phương Tây, câu chuyện về ngựa gỗ thành Troy thường được sử dụng như một lời cảnh báo với mọi người rằng hãy cẩn thận khi nhận quà của kẻ thù.
Thứ 2: Vụ bê bối Watergate
Watergate là vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử chính trị Mỹ, kéo theo hệ quả là lần đầu tiên và duy nhất cho tới thời điểm này, một Tổng thống phải từ chức trước khi hết nhiệm kỳ.
Vào mùa hè trước khi Tổng thống Richard Nixon tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2, 5 người đàn ông đã bị bắt khi đột nhập vào trụ sở của Ủy ban Dân chủ Quốc gia, nằm trong khách sạn Watergate.
Các thông tin sau đó đều chỉ ra rằng, chính các quan chức thân cận với ông Nixon đã ra lệnh cho những kẻ trộm để lắp đặt thiết bị nghe nén. Câu hỏi nhanh chóng được đặt ra là liệu ông Nixon đã biết sự thật, quyết định che đậy hay thậm chí là chính ông ra lệnh đột nhập?.
Tháng 8/1972, Tổng thống Nixon tuyên bố trước 400 nhà báo rằng các nhân viên Nhà Trắng không liên quan đến vụ việc trên. Phát ngôn viên Nhà Trắng nói rằng sẽ không bình luận về “một kẻ đột nhập hạng 3”. Mùa Đông năm đó, ông Nixon tái đắc cử Tổng thống, chiến thắng trước Thượng nghị sĩ George McGovern của Đảng Dân chủ với một khoảng cách an toàn.
Tuy nhiên, làn sóng chỉ trích, phản đối, kêu gọi luận tội và điều tra rõ ràng vụ nghe lén chưa bao giờ lắng xuống. Cho đến năm 1974, khi Ủy ban Tư pháp Hạ viện đang chuẩn bị luận tội Tổng thống thì ông tuyên bố từ chức.
Watergate cũng đánh dấu sự tham gia của báo chí, điển hình nhất trong trường hợp này là Washington Post, trong việc minh bạch hóa chính phủ và phanh phui các cuộc “đi đêm” của quan chức. Vụ phát hiện sự dính líu của chính quyền ông Nixon khi che đậy bê bối là thành quả chung các nhóm điều tra độc lập trong hệ thống chính trị Mỹ và các bài báo điều tra.
Thứ 3: Anna Anderson giả làm công chúa Anastasia
Cuộc cách mạng Bolshevik nổ ra năm 1918 đã lấy đi mạng sống của công chúa Nga cuối cùng là Anastasia cùng với những thành viên hoàng tộc còn lại trong gia đình cô. Người ta không tìm thấy thi hài của Ana cũng như những người khác trong gia đình.
Do vậy, rất nhiều người đã tự nhận mình là công chúa Anastasia của dòng họ hoàng gia Romanov. Anna Anderson là một trong những trường hợp nổi tiếng nhất tự nhận là con gái út của Sa hoàng Nicholas II.
Lý do là giữa Anna Anderson và công chúa Anastasia có rất nhiều điểm giống nhau. Đặc biệt là Anderson còn biết rất nhiều chi tiết về cuộc đời của các thành viên hoàng gia, từ đó khiến cho rất nhiều người tin cô là công chúa thật sự.
Rất nhiều người phải công nhận điều này, sự thật này được tiết lộ vào năm 1927 khi một người bạn cũ của Anderson công khai tên thật của cô tuy nhiên thời điểm này không có bằng chứng nào cáo buộc cô.
Việc kiểm tra pháp lý và nhiều vụ tố tụng đã kéo dài trong nhiều thập kỉ cho đến tận khi Anderson qua đời năm 1984. Nhiều năm sau, các xác minh về ADN đã chứng minh rằng cô gái này không phải là Anastasia.
Trúc Chi st