Dưới đây là những lời nhắn này của cổ nhân càng ngẫm càng hay.
Cổ nhân thường nói
Nơi đông giữ miệng, tránh họa vào thân; nơi loạn giữ tâm, tránh gặp sai lầm. Nơi thị phi giữ lời, tránh gặp phiền phức; ngẩng cao đầu làm người, cúi người làm việc.
Có một số người không nên đợi, có một số việc không nên tranh, nếu là của mình thì không đi đâu mất, nếu không phải của mình thì cố giữ cũng bằng không.
Làm tốt việc của mình, sống cuộc sống của chính bản thân mình; tu tốt tâm mình, lập đức cho thân.
Đầu nghĩ việc phú quý, tâm giữ điều thanh tịnh. Để cuộc sống thực tại, để kiếp người thanh tao; để cho người hạnh phúc, để cho mình thêm vui.
Sống ở đời, bạn dành cho người khác một lối thoát cũng chính là dành cho mình một lối đi, cho người khác cơ hội cũng chính là cho mình hy vọng
Trong thế giới tự nhiên, muôn loài đều phải nương tựa lẫn nhau mà sinh tồn, chúng đồng sinh đồng diệt, một cá thể phát triển thì toàn thể phát triển, một cá thể bị tổn thương thì toàn thể bị tổn thương.
Cho đi, đó là một niềm vui. Bởi lúc bạn cho đi, nó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi, mà ngược lại, nó lại là sự thu hoạch.
Cho đi, đó cũng là một loại hạnh phúc. Bởi khi bạn cho đi, chính là lúc bạn gieo mầm hạnh phúc cho tâm hồn mình.
Đời người có bốn nỗi khổ
Một là nhìn không thấu, không thấy được sự yên vui gắn bó trong xã hội bon chen đấu đá.
Hai là xả không được, không xả được chuyện vui đã qua. Hay nói cách khác, đó là không quên đi được những phút huy hoàng trong quá khứ.
Ba là bước không qua, không vượt qua được những nỗi buồn trong tình cảm của quá khứ, đắm chìm trong cảm xúc đau buồn của ngày hôm qua.
Bốn là buông không được. Có câu nói rằng, ‘đời người như một bản tình ca, có lúc trầm lúc bổng’. Làm người thì cần phải nhấc lên được thì cũng buông xuống được, nhưng có nhiều người nhấc lên được nhưng mãi chẳng thể buông, buông không được những việc, những người đã qua trong quá khứ.
Không xuống đáy biển không biết biển sâu, không nuôi con không thấu lòng cha mẹ
Có những thứ mình tận mắt nhìn thấy chưa chắc đã là sự thật, có những thứ luôn ở bên ta nhưng chưa chắc ta đã cảm nhận được. Mỗi bước đi của chúng ta mãi mãi có cha mẹ dõi theo nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ chúng ta từng ngày, từ khi chúng ta là những đứa trẻ cho đến là một người có chỗ đứng trong xã hội.
Cũng như trong cuộc đời này, nếu chúng ta không thực sự trải nghiệm sẽ chẳng bao giờ biết được việc đó như thế nào, tốt hay xấu, làm được hay không. Khi chúng ta lên chức bố mẹ, chúng ta mới cảm thấy được sự nỗi lòng vất vả của cha mẹ, họ đã hy sinh cả cuộc đời để đánh đổi lại hạnh phúc cho chúng ta mà chẳng bao giờ kêu than, cho dù chúng ta cho bao nhiêu vật chất cũng khó lòng bù đắp được.
Làm việc gì cũng cần có lòng kiên trì
Người xưa có câu “hành bách lý giả bán cửu thập” ám chỉ việc có rất nhiều người đặt mục tiêu đi 100km nhưng đi được 90km đã bỏ cuộc. Có những người đã gần chạm đến đích rồi vẫn từ bỏ, trong khi thành quả đang ở ngay trước mắt. Thất bại luôn ở xung quanh chúng ta, chỉ chờ chúng ta nản lòng cho dù 1 giây thôi nó cũng sẽ đến, và vậy là mọi công sức sẽ “xuống sông xuống biển”, như vậy thực sự không xứng đáng chút nào. Nếu muốn kết thúc hãy nghĩ đến bạn đã phải vất vả thế nào vào những ngày đầu, chỉ như vậy mới có động lực cố, cố thêm chút nữa.
Đèn thắp thường xuyên mới sáng, dao mài thường xuyên mới sắc
Bất kỳ vĩ nhân nào cũng được rèn luyện qua thử thách, chẳng có ai sinh ra đã là người vĩ đại được cả thế giới tôn thờ cả. Muốn bản thân trở nên kiên cường hơn, giỏi giang hơn, chắc chắn phải được “thử lửa” rèn luyện trong khó khăn.
Ánh sáng là do chúng ta tạo ra, nó sẽ không thể sáng nếu chúng ta không biết cách sống, cố gắng trải nghiệm những điều khó khăn nhất trong cuộc sống. Tăng Quốc Phiên (đời Thanh) từng nói: “Bất luận là ở nhà, ở chốn quan trường, chỉ huy quân ngũ… đều phải lấy chữ “cần” làm gốc”. Chỉ khi đánh đổi thành công bằng mồ hôi và nước mắt mới có thể tự tin nói đó là thành công có ý nghĩa. Đèn muốn sáng là phải được thắp liên tục, một chút tắt đi là sẽ mãi mãi chẳng thể trở thành một ngòn đèn hoàn hảo.
Min (TH)/Khoevadep