Để hôn nhân được vững bền và luôn tràn ngập hạnh phúc, chúng ta cần chuẩn bị cho mình những hành trang nhất định. Dưới đây là những điều cần chuẩn bị trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân.
1. Có một công việc ổn định
Ảnh minh họa (Internet)
Dù lương ít hay cao, phụ nữ cần có một công việc đủ nuôi thân mà không phải nương tựa vào chồng như một thứ dây leo. Sống đời “chùm gửi” là điều tệ hại nhất mà nhiều phụ nữ sau khi lấy chồng mới “chiêm nghiệm” ra. Khi cả hai cùng đi làm thì nguồn kinh tế sẽ dồi dào hơn, không tạo sức ép trong gia đình. Nhiều phụ nữ vì ở nhà lâu ngày đã trở nên chậm chạp, kém năng động và có thể bị lạc hậu, đơn điệu và bị chính người chồng nhàm chán, rẻ rúng.
2. Có một khoản tiền tiết kiệm
Ảnh minh họa (Internet)
Phụ nữ càng độc lập về tài chính, càng cảm thấy tự tin và làm chủ được cuộc sống của mình. Bạn nên nhớ bạn không thể ngửa tay xin tiền chàng từ mớ rau cho tới bộ đồ lót. Tuyệt đối đừng biến mình thành “gánh nặng” chỉ muốn vứt bỏ của người khác, đặc biệt là chồng tương lai.
3. Chuẩn bị tâm lý trước khi lấy chồng
Ảnh minh họa (Internet)
Bạn nên nhớ rằng: Thực tế đã chứng minh rằng tình yêu thì màu hồng, còn hôn nhân màu xám. Vì vậy để có thể giải quyết những khó khăn trong cuộc sống gia đình, những thay đổi của bạn đời sau khi kết hôn và một cuộc sống đòi hỏi sự đối nội, đối ngoại thì việc chuẩn bị tâm lý là điều cần thiết, quan trọng không thể bỏ qua.
4. Biết nấu ăn
Ảnh minh họa (Internet)
Mặc dù xã hội ngày nay không còn quá quan niệm nặng nề về chuyện nữ công gia chánh. Tuy nhiên, đối với người phụ nữ hạnh phúc vẫn là nấu được những bữa cơm ấm áp, cùng chồng con thưởng thức những món ăn ngon.
Người đàn ông cũng sẽ vì “dạ dày” của mình mà yêu thương vợ con hơn, nấu ăn ngon cũng là một trong những công đoạn giữ chồng nhanh nhất.
5. Tìm hiểu về chuyện “chăn – gối”
Ảnh minh họa (Internet)
Hôn nhân bền chặt một phần cũng nhờ “chuyện ấy”. Trước khi lấy chồng tốt nhất bạn nên tham gia một khóa học, hoặc những điều trên Internet để hiểu hơn về chuyện “chăn-gối” vợ chồn để không còn bỡ ngỡ trong đêm tân hôn.
6. Luôn biết điều tiết cảm xúc
Ảnh minh họa (Internet)
Cuộc sống gia đình, chắc chắc sẽ không tránh khỏi những va chạm, bất đồng quan điểm.
Đặc biệt là khi rơi vào những tình huống khó khăn và lắng nghe tích cực là cách để duy trì sự hòa thuận trong đời sống vợ chồng. Đó cũng là điều cần thiết cho bất kỳ cuộc hôn nhân lành mạnh nào. Những lời phàn nàn, chỉ trích đối với người chung sống, hoặc sẽ khiến hôn nhân gặp rắc rối nghiêm trọng, hoặc bạn sẽ bị người bạn đời làm tổn thương.
Nói chuyện một cách khéo léo, đặc biệt là khi rơi vào những tình huống khó khăn và lắng nghe tích cực là cách để duy trì sự hòa thuận trong đời sống vợ chồng. Đó cũng là điều cần thiết cho bất kỳ cuộc hôn nhân lành mạnh nào. Những lời phàn nàn, chỉ trích đối với người chung sống, hoặc sẽ khiến hôn nhân gặp rắc rối nghiêm trọng, hoặc bạn sẽ bị người bạn đời làm tổn thương.
Vì vậy bạn nên nhớ, không phải lúc nào sự lựa chọn của mình cũng là tốt nhất và của đối tác luôn sai. Bạn luôn cần phải nhìn nhận vấn đề từ hai phía và biết đặt mình vào vị trí của đối phương… Đó chính là cách để bạn gỡ rối những mâu thuẫn trong cuộc sống chung.
7.Tìm hiểu trước lối sống nhà chồng
Ảnh minh họa (Internet)
Khi lên xe hoa về nhà chồng, bạn gái phải xác định và chấp nhận việc bước vào một cuộc sống khác với những ràng buộc bổn phận, phải biết “nhập gia tùy tục”. Tuy nhiên cũng đừng hoàn toàn đánh mất mình, lệ thuộc vào gia đình chồng, sống thụ động, cam chịu ngay cả khi bị đối xử bất công.
Trúc Chi t/h