Một số địa điểm du lịch nổi tiếng với cảnh quan hấp dẫn lại là những nơi có chất lượng không khí tồi tệ, có thể ảnh hưởng xấu đến chuyến du lịch cũng như sức khỏe của du khách.
Ấn Độ: Agra, nơi có ngôi đền Taj Mahal nổi tiếng, thu hút hàng nghìn du khách ghé thăm mỗi ngày, là một trong những thành phố ô nhiễm không khí hàng đầu thế giới. Sương mù ở Agra có thể cản trở tầm nhìn đến mức du khách chỉ có thể trông thấy đường viền của ngôi đền khổng lồ. Bên cạnh đó, các thành phố như Delhi, Mumbai và Calcutta cũng là những địa điểm có chất lượng không khí tồi tệ. Ảnh: Getty. |
Riyadh, Saudi Arabia: Các pháo đài lịch sử cùng những tòa nhà chọc trời là lý do thu hút du khách đến trung tâm tài chính Riyadh của Saudi Arabia.Tuy nhiên, những cơn bão bụi cùng khói thải độc hại có thể làm giảm tầm nhìn cũng như ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của phổi, khiến du khách không thể có được một chuyến trọn vẹn tại đây. Ảnh: Andrew V Marcus/Shutterstock. |
Los Angeles, Mỹ: Los Angeles là nơi có không khí tệ nhất ở Mỹ vì ô nhiễm ozon, và tiểu bang California là địa điểm có nhiều thành phố được xếp hạng thấp về chất lượng không khí. Khí thải của xe ôtô, thời tiết ít mưa và thường xuyên cháy rừng trong những năm gần đây khiến chỉ số chất lượng không khí thường xuyên ở mức trên 100 và được coi là không lành mạnh với các nhóm nhạy cảm. Ảnh: Pulling and Pulling/Shutterstock. |
Buenos Aires, Argentina: Thành phố lớn thứ 3 ở Nam Mỹ, Buenos Aires có thể dày đặc với sương mù và khói bụi vào những ngày hè nóng bức do khí thải từ những chiếc ôtô chạy bằng dầu diesel. Theo số liệu của tổ chức Y tế Thế giới, chất lượng không khí của thành phố này kém hơn so với Los Angeles, và tốt hơn một chút so với Paris. Ảnh: Ictsd. |
Bắc Kinh, Trung Quốc: Thủ đô đông đúc của Trung Quốc được biết đến với những đám đông sử dụng khẩu trang khi đi trên đường cùng những tòa nhà được trang bị hệ thống lọc không khí hiện đại. Tại đây, chất lượng không khí thấp tới mức chỉ số chất lượng không khí lên đến 400, thậm chí đã từng vượt qua mức tối đa là 500. Ảnh: Odysseytraveller. |
Paris, Pháp: Một trong số những nỗ lực để cải thiện chất lượng không khí và hạn chế khí thải xe hơi của Paris là việc cấm sử dụng các mẫu xe cũ, được sản xuất trước năm 1997. Bên cạnh đó, phương tiện giao thông công cộng trong thành phố còn miễn phí vé cho hành khách vào những ngày có khói bụi cao, nhằm khuyến khích mọi người hạn chế phương tiện cá nhân, và sử dụng tàu điện ngầm. Gần đây, các nhà lập pháp thậm chí còn đề xuất miễn phí vĩnh viễn việc di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng để cải thiện chất lượng không khí. Ảnh: Getty. |
Bangkok, Thái Lan: Thái Lan nổi tiếng với những kỳ quan thiên nhiên hấp dẫn và các địa điểm tôn giáo đặc biệt, thu hút du khách trên khắp thế giới. Tuy nhiên, thủ đô nhộn nhịp của đất nước xinh đẹp này lại đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí cao. Chất lượng không khí ở Bangkok có thể lên đến mức gây nguy hiểm cho người dân, đặc biệt là trẻ em. Ảnh: Pradit.Ph/Shutterstock. |
Lagos, Nigeria: Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi, đồng thời là một trong những nước ô nhiễm không khí hàng đầu thế giới. Tại thủ đô Lagos, hệ thống giao thông và điện chưa đáp ứng yêu cầu kết hợp cùng vị trí địa lý gần đường xích đạo và ánh sáng mặt trời gay gắt càng làm trầm trọng thêm các vấn đề về ô nhiễm, khói bụi gây ra các vấn đề sức khỏe đối với cư dân. Ảnh: Unsullied Bokeh/Shutterstock.
Theo |