Kì lạ về “Tộc người cá” có thể nín thở 13 phút dưới nước, lặn sâu tới 70m

Tộc người cá sống lênh đênh lấy biển làm nhà sở hữu lá lách lớn hơn người bình thường tới 50%. giúp họ thích nghi được việc lặn sâu dưới biển.

Con người hiện nay vẫn tiếp tục là sản phẩm của sự tiến hóa, chứ không phải sự tiến hóa từng xảy ra và kết thúc hàng tỷ năm trước. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu bộ gen con người để khám phá những trường hợp tiến hóa xảy ra trong vài nghìn năm trở lại đây.

 
Người Tây Tạng hay những người sống ở cao nguyên Ethiopia sớm phải thích nghi với cuộc sống ở nơi có độ cao. Tương tự như vậy, một tộc người ở vùng biển thuộc Đông Nam Á được gọi là “người cá” nhờ việc cơ thể tiến hóa thành “thợ lặn” chuyên nghiệp. Đó là tộc người Bajau tập trung ở phía nam Philippines, Indonesia và Malaysia.

Tiến sĩ Jubilado, một trong những nhà nhân chủng học đến từ trường Đại học Hawaii, lần đầu tiếp xúc với người Bajau tại đảo Samal, Philippines. Họ kiếm sống nhờ việc lặn biển đánh bắt cá hay thu hoạch sò ốc.

 

Theo kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng lối sống đối với thể trạng sinh học của người Bajau, các nhà khoa học nhận thấy lá lách của tộc người này có diện tích lớn hơn bình thường tới 50%.

Họ là những thợ lặn kỳ khôi khi có thể nhịn thở dưới nước tới 13 phút, lặn sâu 70m. Những người thợ lặn này vẫn nhìn thấy rõ mọi vật ở dưới tầng nước sâu, dù sự bảo vệ đôi mắt duy nhất của họ là cặp kính gỗ. Đó là sự kỳ diệu về sinh lý.

 
Lá lách đóng vai trò quyết định về khả năng lặn dưới nước. Nhịp tim giảm, máu được đưa tới các cơ quan thiết yếu, lá lách co lại, đẩy hồng cầu giàu oxy để cơ thể tuần hoàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lá lách của tộc người Bajau lớn hơn thường lệ không phải do quá trình lặn biển tạo nên. Phân tích ADN đưa ra, cơ thể tộc người cá tồn tại một loại gen đặc biệt, không có ở người bình thường. Đây là loại gen làm thay đổi kích thước lá lách.
 
 
Thông qua việc nghiên cứu người Bajau, các nhà khoa học có thể tìm ra những loại gen dự báo sự khác nhau trong phản ứng của mỗi người về chứng giảm oxy máu trong trường hợp khẩn cấp.
 
 
Hiện tộc người Bajau vẫn sống lênh đênh trên biển suốt hàng thế kỷ, gắn liền với đại dương và không thuộc về bất cứ quốc gia nào. Do không có quốc tịch, họ không được sở hữu quyền công dân đi kèm cùng phúc lợi xã hội của một con người đáng được hưởng.

Ngoài đánh bắt cá, người Bajau còn lặn biển tìm hải sâm, ngọc trai hay nhím biển, những sản vật quý hiếm để đổi lương thực trên đất liền.

Theo Hoàng Hà/ Dân trí

Related Posts

Mắc căn bệnh lạ, bé gái 7 tuổi đột ngột không nói, không ăn được

Do mắc hội chứng thần kinh hiếm gặp Guillain-Barré, bé gái 7 tuổi đang khỏe mạnh bỗng nuốt khó, mặt cứng đơ, nói chuyện ú ớ và mất dần khả…

Read more

13 lần xét nghiệm, BN1405 vẫn dương tính SAR-nCoV-2 dù không ho, sốt

Sau 42 ngày điều trị, trải qua 13 lần xét nghiêm, BN1405 vẫn dương tính SAR-nCoV-2 dù người này không có biểu hiện ho, sốt, khó thở. Chiều 21/1, bác…

Read more

Tết Dương lịch, Đà Nẵng đón hơn 50,3 nghìn lượt khách, tăng gần 40% so với dự kiến

Những ngày đầu năm 2021, Đà Nẵng đón hơn 50,3 nghìn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng gần 40% so với dự kiến. Khách du lịch quay trở…

Read more

Du khách thích thú với những chương trình đặc sắc khu di sản Huế

Trong dịp nghỉ lễ đầu năm mới 2021, khu di sản Hoàng cung Huế đã phục vụ khách tham quan trải nghiệm nhiều chương trình đặc sắc: Tái hiện Lễ…

Read more

3 nhà thờ trăm tuổi nhất định phải check-in khi tới TP.HCM

Các nhà thờ cổ hàng trăm năm tuổi với kiến trúc lạ mắt là điểm nhất định phải check – in khi tới TP.HCM. Ảnh: Nhà thờ Đức Bà Nhà…

Read more

Sa Pa đón trên 65.000 du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2021

Trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch (1 – 3/1), khu du lịch Quốc gia Sa Pa (Lào Cai) đón trên 65.000 người đến tham quan, trải nghiệm. Thống kê…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *