Tờ Hollywood Reporter chọn ra danh sách các phim đạt giải Cành cọ vàng hay nhất trong số các bộ phim từng đăng quang tại LHP Cannes.
1. La Dolce Vita (1960)
Khác hoàn toàn kiểu phim hậu chiến thường thấy, La Dolce Vita mang đến hình ảnh mới, tràn trề sức sống, sức gợi làm đảo điên giới điện ảnh, khiến tòa Thánh Vatican lên án tẩy chay vì cho là “trụy lạc”.
Tấm bích chương mô tả khá đầy đủ lối sống hoang đàng về đêm của Rome sau Thế chiến thứ 2.
Khác hoàn toàn kiểu phim hậu chiến thường thấy, La Dolce Vita mang đến hình ảnh mới, tràn trề sức sống, sức gợi làm đảo điên giới điện ảnh, khiến tòa Thánh Vatican lên án tẩy chay vì cho là “trụy lạc”.
Đoạn phim kinh điển với Marcello Mastroianni và Anita Ekberg.
Hình ảnh Anita Ekberg – Hoa hậu Thụy Điển 1950, trong chiếc đầm đen hở vai dưới đài phun nước luôn được nhắc tới, bên cạnh nhân vật Marcello Rubini – một nhà văn trung lưu có tài nhưng yếu đuối, qua tài diễn xuất của Marcello Mastroianni. The Great Beauty – một phim Ý từng đoạt giải Oscar đã lấy cảm hứng từ Marcello Rubini.
Chạm vào điều cấm kỵ vào thời điểm đó: tính dục đồng giới, báng bổ tôn giáo nên lúc vừa ra mắt, phim có người yêu kẻ ghét thấy rõ. Sau này, La Dolce Vita được EW bình chọn thứ 6 trong bảng Phim hay nhất mọi thời. Tạp chí Empire cũng đánh giá phim hạng 11 trong danh sách 100 Phim hay nhất thế giới.
2. The Leopard (1963)
Một cảnh trong phim The Leopard.
Thông qua ngôn ngữ tinh tế của tiểu thuyết Giuseppe Tomasi di Lampedusa, bộ phim được đánh giá là một “châu Âu chuẩn mực” từ văn học, văn hóa đến âm nhạc.
Năm đó, nhiều khán giả cũng bất ngờ vì The Leopard vượt qua các ứng viên Cành cọ vàng đến từ Hollywood như To Kill a Mockingbird, What Ever Happened to Baby Jane?…
Diễn viên gạo cội Catherine Deneuve trong vai Geneviève, nàng tiểu thư xinh đẹp nhưng phiền muộn, sang chảnh nhưng cũng lắm truân chuyên. Nàng yêu chàng trai nghèo làm nghề rửa xe. Họ bị ngăn cách bởi định kiến giai cấp, và chiến tranh dai dẳng… để khi gặp lại, ai cũng có số phận riêng.
Phim từng nhiều lần được dựng thành kịch vào các năm 1979, 2005 và 2011. Năm 2013, trong khuôn khổ Cannes Classics, phim một lần nữa được chiếu lại cho thế hệ khán giả 6x, 7x… thưởng thức.
4. Blow-Up (1966)
Blow-Up là phim nói tiếng Anh đầu tiên của Michelangelo Antonioni.
Giới mộ điệu, những người theo đuổi nghiệp nhiếp ảnh hẳn sẽ chọn Blow-Up là phim “gối đầu giường” vì trong nhiều khung hình, đạo diễn Michelangelo Antonioni đều thể hiện thẩm mỹ rõ rệt.
Chàng nhiếp ảnh gia tài ba Thomas và thói quen thích phóng to ảnh vô tình phát hiện ra một vụ án mạng trong công viên, nơi anh đi bộ mỗi ngày để chụp ảnh linh tinh. Chuyện chỉ rắc rối khi Thomas gặp lại cô gái bí ẩn trong công viên…
Ra đời khá lâu song tư tưởng của phim không cũ, vẫn là các cuộc đổi chác trong thế giới thời trang, vẫn là sự mua chuộc lẫn nhau trong thế giới thật – giả lộn xộn.
5. Taxi Driver (1976)
Bìa poster phim Taxi Driver do người hâm mộ thực hiện.
Dù xuất hiện giai đoạn đầu sự nghiệp, Taxi Driver vẫn thuộc dạng “có một không ai” của nhà làm phim chính chuyên Martin Scorsese.
Trở về sau chiến tranh Việt Nam, Travis Bickle rơi vào trầm cảm, nghiện phim đen và bị ám ảnh bởi cái chết đến mức… giết những kẻ mà anh cho là người xấu.
Nam tài tử Robert De Niro biến hóa Travis Bickle đa dạng, từ gã tài xế thô kệch đến quả đầu Mohawk và những màn bắn giết không khoan nhượng. Đây cũng là một trong 100 Vai phản diện vĩ đại nhất lịch sử điện ảnh.
Năm 2009, trang báo Film Comment bình chọn đây là phim đoạt Cành cọ vàng hay nhất. Taxi Driver nhận đề cử bốn giải Oscar 1977, thậm chí nó còn được lưu trữ trong thư viện quốc hội Mỹ với tư cách là di sản văn hóa.
Thịnh Hữu tổng hợp