Là một trong những hòn đảo có người sống hẻo lánh nhất thế giới, nhưng đảo Rapa Nui (đảo Phục Sinh) hiện nay đón hàng ngàn lượt khách/ngày tới thăm thú.
Đảo Phục Sinh là một hòn đảo ở đông nam Thái Bình Dương, thuộc chủ quyền Chile, nằm ở cực đông nam Tam giác Polynesia. Đảo Phục Sinh nổi tiếng vì 887 bức tượng đá, gọi là moai, được tạo ra bởi người Râp Nui cổ. Năm 1995, UNESCO công nhận đảo Phục Sinh là một Di sản thế giới, với đa phần diện tích được bảo vệ trongvườn quốc gia Rapa Nui. Ahu Tongariki là địa điểm nổi tiếng nhất trên đảo Phục Sinh với một hàng dài 15 bức tượng Moai – bộ sưu tập Moai lớn nhất trên đảo. Mỗi bức tượng này cao ít nhất 14m và có khuôn mặt cũng như đội những chiếc mũ khác nhau.
Với kích thước to lớn như vậy, hẳn là bạn sẽ nghĩ những Moai này được dựng nên để “trấn” những lực lượng bên ngoài muốn tiếp cận đảo. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học tin rằng 15 Moai đứng cạnh nhau thể hiện tinh thần đoàn kết và thống nhất của những người Polynesia.
Sau nhiều thế kỷ chịu sự tác động từ thiên nhiên, tại khu mỏ đá Rano Raraku, nhiều Moai đã bị chôn vùi do xói mòn và động đất, chỉ còn nhô lên phần cổ và đầu. Các nhà nghệ thuật cho hay, chính sự xói mòn không chủ đích này đã giúp họ có cơ hội tiếp cận và nghiên cứu về mặt của các Moai kỹ lưỡng và dễ dàng hơn.
Nằm ở phía Đông Nam của đảo Phục sinh, Rano Raraku, một trong 3 miệng núi lửa chính của Rapa Bui còn được gọi là “vườn ươm Moai”. Sở dĩ gọi là “vườn ươm Moai” là bởi tất cả các Moai đều được chạm khắc bằng tro núi lửa của Rano Raraku, trước khi được đặt ở nhiều nơi khác nhau trên đảo.
Hanga Roa, một cảng biển phía Tây Nam của đảo Phục Sinh.
Đảo Phục Sinh được bao quanh bởi rất nhiều vách đá nhưng thiên nhiên cũng ưu đãi nơi đây 2 bãi biển vô cùng tuyệt vời là Anakena và Ovahe. Cả hai bãi biển này được ví là “thiên đường nhiệt đới” bởi sở hữu những câu dừa lớn, bờ cát trắng san hô, làn nước trong vắt như pha lê và rất em đềm. Cũng tại bãi biển Anakena du khách có thể chiêm ngưỡng một Ahu Nao-Nao gồm 7 Moai đội mũ hướng phần lưng ra Thái Bình Dương.
Nếu có dịp du lịch tới đảo Phục Sinh trong hai tuần đầu tiên của tháng 2 hàng năm, du khách sẽ có cơ hội được tham dự lễ hội Tapati Rapa Nui và xem người dân bản địa chơi trò Haka Pei. Trước khi bắt đầu, những người chơi sẽ mặc khố và vẽ lên cơ thể giống nhiều hình thù giống như thổ dân. Sau đó, họ nằm lên một thân cây chuối và trượt từ sườn núi lửa Maunga Pu xuống dưới chân núi với vận tốc rất nhanh ~80km/h mà không sử dụng phanh.
Những người tham dự lễ hội Tapati Rapa.
Nằm ngay trên miệng núi lửa Rano Kau, làng đá Orongo (sự vẫy gọi) gắn liền với câu chuyện về cái gọi là nền văn hóa Birdman. Vào những năm 1800, các bộ lạc trên đảo thương tập trung tại làng Orongo vào mỗi dịp mùa xuân để tham dự một cuộc thi cũng với cái tên là Birdman. Mỗi bộ lạc sẽ chọn ra một người xuất sắc nhất để thi tài leo núi và bơi lội đến một hòn đảo nhỏ gần đó tên là Motu Nui. Ai là người lấy được trứng chim bồ câu ở Motu Nui và quay trở lại Rapa Nui sớm nhất sẽ được trao quyền kiểm soát đảo Phục Sinh trong vòng 1 năm.
Nhìn ra phía ngoài của tòa nhà Mata Ngara’u, nơi xa xưa các linh mục thường tiến hành nhiều nghi thức tế lễ quan trọng có tới 1700 tảng đá được khắc các hình khác nhau bao gồm: người chim, các vị thần, biểu tượng của giống nòi… Những thổ dân trong quá khứ hy vọng rằng, được chạm khắc ở một vị trí đắc địa như vậy thì các vị thần sẽ thường xuyên “hạ cánh”, mang đến sự màu mỡ và che chở cho họ.
Loài ngựa được đưa tới Rapa Nui vào khoảng thế kỷ thứ 19. Hiện nay, trên toàn bộ đảo Phục Sinh có khoảng 6000 con ngựa, nhiều hơn s
ố lượng người đang sinh sống trên đảo. Loài ngựa ở đây thuần, gần gũi với con người và có bộ lông mượt cũng như rất khoẻ. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng bắt gặp những chú ngựa này ở gần các Ahu Moai.
Những con sóng lớn ngoài khơi đảo Phục Sinh, Bắc Thái Bình Dương rât lý tưởng để những người đam mê bộ môn lướt sóng thử sức.
Nằm giữa Thái Bình Dương nên nước biển tại Rapa Nui rất trong, hệ sinh thái biển cũng thu hút rất nhiều loài sinh vật, những rạn san hô tuyệt vời, và tất nhiên là cả những Moai nằm dưới biển. Đây là địa điểm lý tưởng để du khách và các thợ lặn chuyên nghiệp khám phá sự kỳ thú của cuộc sống dưới đáy biển.
Vào buổi tối, các du khách thường tới cắm trại ở gần Moai Ahu Ko Te Riku, phía bãi biển Anakena để ngắm nhìn một bầu trời đầy sao. Không bị con người tác động quá nhiều nên gần như khung cảnh nguyên sơ và thiên nhiên tại đây thực sự kì vĩ. Được biết, Ahu Ko Te Riku là Moai duy nhất được nhà khảo cổ học người Mỹ William Mulloy phục hồi hai con mắt từ năm 1968-1970.
Theo Công an nhân dân